Hiệp hội doanh nghiệp

EuroCham 'hiến kế' giúp ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam tăng tốc

DNVN - Theo Sách Trắng thường niên lần thứ 15 của Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa được công bố, ưu tiên hàng đầu của hiệp hội này là góp phần tối đa hóa tiềm năng của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long: Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển miền Tây Nam Bộ / Lãnh đạo VST thăm và làm việc tại Công ty Công nghệ 3 Con Tôm

Cam kết hỗ trợ Việt Nam

Ngành công nghiệp bán dẫn được coi là một trụ cột chính trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

Kể từ những năm 2000, Việt Nam đã thu hút được sự đầu tư và hiện diện từ các công ty đa quốc gia như Samsung, Apple, Intel, Qualcomm và nhiều tập đoàn khác, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ bán dẫn. Qua đó, đóng góp đáng kể cho quá trình hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào nền công nghiệp bán dẫn trong khu vực và toàn cầu.

Đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển to lớn với các khoản đầu tư ngày càng tăng vào các sản phẩm tinh vi, cũng như các hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Theo Sách Trắng thường niên lần thứ 15 của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa được công bố, ưu tiên hàng đầu của EuroCham Việt Nam là góp phần tối đa hóa tiềm năng của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Theo Sách Trắng, ưu tiên hàng đầu của EuroCham Việt Nam là góp phần tối đa hóa tiềm năng của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn.

EuroCham hướng đến hiện thực hóa các sáng kiến được Chính phủ Việt Nam công bố về việc hoàn thiện môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp châu Âu trong ngành công nghiệp bán dẫn, hài hòa với các quy định trong Đạo luật Chip châu Âu.

EuroCham cam kết hỗ trợ cho Việt Nam thực hiện bước chuyển mình lớn để trở thành một nhân tố quan trọng hơn nữa trong khu vực.

Ví dụ, việc tích hợp và áp dụng ngày càng nhiều các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến, chẳng hạn như công nghệ 4.0, IoT và AI, trong quá trình sản xuất sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam.

Việc triển khai chiến lược này không chỉ hứa hẹn tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy môi trường sản xuất linh hoạt và thích ứng trước các thay đổi nhanh chóng trong cuộc đua chuyển đổi số trên thế giới.

Theo Sách Trắng, với Việt Nam, việc triển khai cơ sở hợp tác chuyên ngành với châu Âu sẽ tạo điều kiện cho thương mại toàn cầu giữa hai khu vực tăng trưởng lâu dài.

Tiêu chuẩn châu Âu hiện là tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới. Vì vậy, việc mở ra thị trường khổng lồ này cho các doanh nghiệp trong ngành của Việt Nam cũng sẽ là nền tảng để không chỉ đưa Việt Nam trở thành một thành viên đáng tin cậy trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà còn là một đối tác tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

Liên kết chiến lược này sẽ không chỉ nâng cao vị thế của Việt Nam trong thương mại toàn cầu mà còn thu hút thêm đầu tư và đổi mới. Từ đó củng cố vai trò của Việt Nam như một đối tác quan trọng trong các công nghệ kỹ thuật số toàn cầu.

Cần đầu tư vào lao động có tay nghề cao

Từ phân tích trên, EuroCham khuyến nghị Việt Nam thúc đẩy sử dụng công nghệ số để bảo đảm tính minh bạch tối đa cho hoạt động của chuỗi cung ứng. Bằng cách này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được trang bị tốt hơn để xác nhận các tiêu chuẩn và tính hiệu quả của hệ thống chuỗi cung ứng, bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn giữa các công ty công nghệ châu Âu và các nhà sản xuất Việt Nam, nâng cao năng lực của ngành công nghiệp nội địa để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, cần đầu tư vào lực lượng lao động có tay nghề cao để thực hiện các tiêu chuẩn trong ngành.

Cần thiết lập quan hệ đối tác với các tổ chức giáo dục về đào tạo chuyên ngành và sáng kiến học tập liên tục để xây dựng lực lượng lao động không chỉ có kỹ năng mà còn có khả năng thích ứng với nhu cầu không ngừng thay đổi của ngành.

Minh Thu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm