Hiệp hội doanh nghiệp

Tỉnh Thừa Thiên Huế công bố hàng loạt hỗ trợ cho doanh nghiệp

Chiều 13/8, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo “Công bố những hỗ trợ của tỉnh dành cho doanh nghiệp” và Hội nghị “Chủ tịch tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp”. Có hàng loạt sự hỗ trợ và ưu đãi dành cho doanh nghiệp được tỉnh này cam kết.

VINASME và Colombia tìm được nét tương đồng về XNK giúp DN bứt phá / Tỉnh Hòa Bình giới thiệu tiềm năng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khu vực phía Bắc

Xác định “Chương trình Phát triển doanh nghiệp” là 1 trong 4 chương trình trọng điểm của tỉnh năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp như: hỗ trợ tiếp cận tín dụng, mặt bằng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,...

Các hỗ trợ cụ thể ở nhiều lĩnh vực có thể kể đến là: Cấp Thẻ điện tử thông tin doanh nghiệp. Đến nay tỉnh đã thực hiện cấp hơn 1.000 tài khoản điện tử cho doanh nghiệp, hướng đến hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các dịch vụ công (cắt giảm những thành phần hồ sơ đã có trong dữ liệu Thẻ).

Họp báo “Công bố những hỗ trợ của tỉnh dành cho doanh nghiệp”
Họp báo “Công bố những hỗ trợ của tỉnh dành cho doanh nghiệp”
Và Hội nghị “Chủ tịch tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp” diễn ra tiếp nối nhau trong cùng chiều 13/8 tại TP Huế được xem là bước đột phá của tân Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - ông Phan Ngọc Thọ nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà qua các kế sách hỗ trợ doanh nghiệp - xương sống của nền kinh tế
Và Hội nghị “Chủ tịch tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp” diễn ra tiếp nối nhau trong cùng chiều 13/8 tại TP Huế được xem là bước đột phá của tân Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - ông Phan Ngọc Thọ nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà qua các kế sách hỗ trợ doanh nghiệp - "xương sống" của nền kinh tế

Về du lịch, tỉnh đã hỗ trợ đưa vào hoạt động duy trì mở cửa Đại Nội về đêm, nhằm thu hút du khách tham quan di tích; hỗ trợ đa dạng hóa các hoạt động trình diễn tại phố đi bộ về đêm cuối tuần ở các tuyến đường Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu; đã và đang sắp xếp một chuỗi hệ thống các thiết chế văn hóa nghệ thuật theo không gian mở trên tuyến đường Lê Lợi, từng bước hình thành sản phẩm du lịch của năm 2018 là tuyến phố đi bộ dọc sông Hương gắn với không gian bảo tàng dọc đường Lê Lợi.

Trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung chỉ đạo, giải quyết vướng mắc trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Việc thu hồi đất, giao đất, thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt. Sáu tháng đầu năm 2018 đã cho thuê đất 13 dự án với tổng diện tích 26,4ha.

Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được rút ngắn xuống còn không quá 14 ngày.

Các doanh nghiệp chăm chú lắng nghe tại hội thảo với sự có mặt đông đủ của các Sở, Ban ngành trong tỉnh
Các doanh nghiệp chăm chú lắng nghe tại hội thảo với sự có mặt đông đủ của các Sở, Ban ngành trong tỉnh

Về lĩnh vực xây dựng, tỉnh này rút ngắn tối đa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án; công khai thông tin liên quan tới công tác quy hoạch xây dựng trên trang thông tin của tỉnh.

Thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan tối đa được rút ngắn xuống còn không quá 120 ngày, bao gồm: thẩm định thiết kế cơ sở không quá 30 ngày đối với dự án nhóm A, 20 ngày đối với dự án nhóm B và 15 ngày đối với dự án nhóm C; thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng không quá 40 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt, 30 ngày đối công trình cấp II, cấp III và không quá 20 ngày đối với công trình còn lại; cấp giấy phép xây dựng xuống còn 05 ngày.

Ở lĩnh vực thuế, tỉnh đã thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý phán ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính. Công khai địa chỉ để người nộp thuế thực hiện phản ánh kiến nghị về quy định thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của cơ quan Thuế. Đảm bảo 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật. Công khai, minh bạch quy trình thanh tra, giải quyết khiếu nại và hoàn thuế giá trị gia tăng.

Hội trường cuộc họp chật kín chỗ ngồi dành cho các doanh nghiệp và báo đài
Hội trường cuộc họp chật kín chỗ ngồi dành cho các doanh nghiệp và báo đài

Về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đã thúc đẩy thành lập các Câu lạc bộ khởi nghiệp trong cộng đồng sinh viên. Tổ chức thành công các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp để thu hút các cá nhân và tổ chức tham gia. Hỗ trợ lựa chọn các ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng và đưa vào chương trình ươm tạo, giúp các ý tưởng trở thành các dự án khởi nghiệp có sức sống và tồn tại được trên thị trường. Tổ chức thành công các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp để thu hút các cá nhân và tổ chức tham gia. Hỗ trợ lựa chọn các ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng và đưa vào chương trình ươm tạo, giúp các ý tưởng trở thành các dự án khởi nghiệp có sức sống và tồn tại được trên thị trường.

Điển hình đến nay, có 4/6 nhóm khởi nghiệp trong và sau quá trình ươm tạo tại Công ty cổ phần cổ phần Tư vấn và Đầu tư Cộng hưởng (CoPLUS) đã hình thành doanh nghiệp và bắt đầu kinh doanh có hiệu quả; 2/6 doanh nghiệp lọt vào danh sách 100 startups của mạng lưới gọi vốn đầu tư iAngel; nhóm Vườn treo đạt giải ba cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp quốc gia VCCI; nhóm I Love Huế với ý tưởng phát triển thành dự án I Love Asia lọt vào top 4 của MIST (cuộc thi khởi nghiệp Đông Nam Á cho các ý tưởng khởi nghiệp du lịch); nhóm Giấy Xanh lọt vòng chung kết Vietnam Women in STEM: Wepics Competition đang diễn ra tại Đà Nẵng,…

Nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi và góp ý cho việc phát triển nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi và góp ý cho việc phát triển nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết ở buổi hợp báo, tỉnh đã thành lập tổ công tác Liên ngành, thường xuyên làm việc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm tư vấn chính sách, hỗ trợ pháp lý, nắm bắt các khó khăn vướng mắc kịp thời đề xuất tháo gỡ.

“Chúng tôi đã tổ chức cung cấp công khai và thường xuyên các thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai, các chính sách ưu đãi của Tỉnh, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, quy trình thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm giải quyết... trên trang thông tin điện tử và tại các công sở.

Bên cạnh đó, tỉnh đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng đến các vùng trọng điểm kêu gọi đầu tư như các Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô, vùng ven biển đầm phá, thành phố Huế, Khu du lịch sinh thái Bạch Mã” – ông Thọ trao đổi.

Ông Phan Ngọc Thọ, tân Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (đứng) cam kết sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp bằng hàng loạt hỗ trợ đã thực hiện và sẽ thực hiện trong thời gian ngắn sắp tới
Ông Phan Ngọc Thọ, tân Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (đứng) cam kết sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp bằng hàng loạt hỗ trợ đã thực hiện và sẽ thực hiện trong thời gian ngắn sắp tới

Cũng được biết ngay sau khi Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/6, Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, trong năm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đưa vào triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh các sở ban ngành và địa phương (gọi tắt là DDCI) trên địa bàn tỉnh nhằm giúp doanh nghiệp đóng góp tiếng nói xây dựng chính quyền đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời đặt các sở ban ngành và địa phương vào tâm thế luôn luôn phải thường trực cải cách để triển khai có hiệu quả hơn nữa các hoạt động cải cách hành chính và điều hành kinh tế địa phương giúp tỉnh phát triển vững mạnh và hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn.

Ông Phan Ngọc Thọ khẳng định: “Trên cương vị là Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi cam kết quyết tâm đổi mới, tạo ra những đột phá trong tư duy quản lý và phát triển trên địa bàn tỉnh; tạo mọi điều kiện thông thoáng, minh bạch; xây dựng đầy đủ các thiết chế pháp lý, quy hoạch; tập trung nguồn lực xây dựng một cách cơ bản các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hỗ trợ tối đa các thủ tục hành chính để các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp có thể bỏ vốn đầu tư, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thừa Thiên Huế vào mục đích tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư, tôi mong muốn nhận được sự chung tay đóng góp về cả tư duy, tinh thần và vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào các chính sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, làm cho các chính sách, định hướng phát triển của Tỉnh được ban hành có tính hiệu quả, khả thi và đồng thuận cao; làm tiền đề cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh một cách hiệu quả, từng bước tạo nên một Thừa Thiên Huế năng động, bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội".

Nghiêm túc nhìn nhận một cách khách quan, Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều lợi thế khác biệt để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, lợi thế khác biệt này chưa được khai thác, phát huy một cách đúng mức để tạo nên lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế. Để thay đổi một cách căn bản vấn đề này, cần có sự chung sức, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và cộng đồng các nhà đầu tư và doanh nghiệp - trích lời Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại cuộc họp Chủ tịch tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp
"Nghiêm túc nhìn nhận một cách khách quan, Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều lợi thế khác biệt để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, lợi thế khác biệt này chưa được khai thác, phát huy một cách đúng mức để tạo nên lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế. Để thay đổi một cách căn bản vấn đề này, cần có sự chung sức, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và cộng đồng các nhà đầu tư và doanh nghiệp" - trích lời Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại cuộc họp "Chủ tịch tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp"

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 7.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động khoảng gần 5.000 doanh nghiệp. Mục tiêu của tỉnh trong năm 2018 là: Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 15% so với năm 2017 và đạt khoảng 6.800 doanh nghiệp đang hoạt động vào cuối năm 2018; Lao động trong doanh nghiệp đạt hơn 100.000 người, tăng trên 5% so với năm 2017; Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt 920 triệu USD, tăng 15% so với năm 2017; Tổng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp đạt trên 13.000 tỷ đồng, tăng trên 20% so với năm 2017; Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 4.000 tỷ đồng, tăng trên 15% so với năm 2017; Phát triển 3-5 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 1-3 doanh nghiệp khởi nghiệp gọi được vốn thành công từ các quỹ, nhà đầu tư.

Theo Dân trí
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo