Hiệp hội doanh nghiệp

TraphacoSapa: Nâng niu nguồn dược liệu Việt

DNVN - TraphacoSapa đã có định hướng từ rất sớm nhằm tận dụng lợi thế cảnh quan thiên nhiên, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù hiếm nơi nào có được tại Sa Pa - Lào Cai để phát triển vùng trồng cây dược liệu quý.

Kỳ tích khởi nghiệp tại Bến Tre: Ứng dụng khoa học phát triển dược liệu quý mọc trên nền cát trắng / "Cánh tay phải" của nhà lãnh đạo trong quản trị doanh nghiệp hiện đại

Công ty TNHH MTV TraphacoSapa có 100% vốn thuộc công ty CP Traphaco, được thành lập vào năm 2001 với sứ mệnh sản xuất dược liệu và các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp bao gồm: Sản xuất và kinh doanh dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu, thực phẩm; Tiếp nhận chuyển giao công nghệ nuôi, trồng sản xuất và chế biến dược liệu; Nuôi trồng, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; Xuất nhập khẩu dược liệu, nguyên liệu sản xuất thuốc; Sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát.

Ông Đỗ Tiến Sỹ, Giám đốc công ty TNHH MTV TRAPHACO Sa Pa hướng dẫn bà con thu hoạch Atiso.

Ông Đỗ Tiến Sỹ, Giám đốc công ty TNHH MTV TraphacoSapahướng dẫn bà con thu hoạch Atiso.

Tự hào là doanh nghiệp khoa học công nghệ, công ty TraphacoSapa đã có những bước phát triển đột phá trong sự nghiệp phát triển dược liệu, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay. Trong những năm 2010, cây Atiso đơn thuần là loài dược liệu được bà con trồng rải rác với diện tích chưa tới 10 ha. Đến nay, nhờ chính sách phát triển cây dược liệu của công ty mà diện tích Atiso đã tăng lên 70 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Sa Pa và Bắc Hà. Từ đây, sản lượng Atiso cũng tăng từ 100 tấn lá tươi lên gần 2.000 tấn/năm. Về chất lượng, dược liệu Atiso tại Sa Pa đã được Cục Quản lý Y Dược cổ truyền - Bộ Y tế công nhận đạt tiêu chuẩn GACP –WHO (Thực hành tốt trong trồng và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới) sản lượng 2000 tấn dược liệu/năm. Atiso cũng đồng thời là dược liệu đầu tiên tại Việt Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

Để có thể tạo ra sự phát triển vượt bậc, ban lãnh đạo TraphacoSapa và các cán bộ, người lao động trong công ty đã tích cực đồng hành cùng người dân tỉnh Lào Cai trong phát triển các sản phẩm dược liệu, để bảo tồn nguồn giống, sản xuất các sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Không chỉ giúp tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, định hướng mở rộng diện tích phát triển dược liệu, việc triển khai sản phẩm “Xanh” đã giúp lan tỏa phương pháp chăm sóc sức khỏe con người từ thảo dược Sa Pa. Năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng y học cổ truyền là một kho báu và ngành dược liệu Việt Nam có tiềm năng phát triển rất to lớn và đã tới thị sát quy trình sản xuất, chế biến cao atiso tại công ty.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng các thành viên Công ty TNHH MTV TRAPHACO Sa Pa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng các thành viên Công ty TNHH MTVTraphacoSapa.

 

Sau thành công với sản phẩm Atiso, TraphacoSapa tự hào trở thành đơn vị chủ trì thực hiện dự án hoàn thiện quy trình nuôi trồng và đưa ra sản phẩm đông trùng hạ thảo với quy mô 40.000 lọ/năm do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt. Ông Đỗ Tiến Sỹ, Giám đốc TraphacoSapa cho biết, việc nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo tại Sa Pa là một bước tiến đánh dấu về mặt khoa học kỹ thuật, giúp thu được sản phẩm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt với các tác dụng bổ phế, ích thận.

"Lần đầu tiên có mô hình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo bán tự nhiên tại ngay tại lòng Sa Pa cũng là cơ hội quảng bá, xây dựng hình ảnh dược liệu Sa Pa", ông chia sẻ.

Nấm đông trùng hạ thảo được nuôi trồng trong môi trường bán tự nhiên tại TRAPHACO Sa Pa, Lào Cai.

Nấm đông trùng hạ thảo được nuôi trồng trong môi trường bán tự nhiên tại TraphacoSapa, Lào Cai.

 

Từ nấm đông trùng hạ thảo thu được, trong khuôn khổ dự án các nhà khoa học đã chiết xuất chất quý để sản xuất 100.000 viên nang và 40 kg cao. Quy trình sản xuất cao được TraphacoSapa sử dụng với phương pháp ngâm lạnh bằng Ethanol 70% trong tỷ lệ dược liệu phù hợp (2 lần, mỗi lần 7 ngày). Phương pháp này cho sản phẩm cao đạt hàm lượng theo yêu cầu. Sản phẩm cuối cùng được đánh giá có màu sắc và mùi vị đặc trưng do chủng Cordyceps militaris mang lại.

Đặc biệt, đông trùng hạ thảo sản xuất theo quy trình bán tự nhiên ở Sa Pa có hàm lượng chất quý có khả năng ức chế tế bào ung thư Cordycepin và Adenosin cao gấp ba lần so với những sản phẩm đại trà khác, giúp giảm liều sử dụng cho một lần uống. Các sản phẩm viên nang, trà túi lọc đông trùng hạ thảo kết hợp tam thất, xạ đen, trà dưỡng sinh, viên nang dành cho bệnh xương khớp... cũng đang được phát triển.

Trong thời gian tới, TraphacoSapa định hướng đến năm 2025 trở thành Công ty phát triển nguyên liệu thảo dược xanh và sản phẩm bản địa hiệu quả nhất Việt Nam. Bên cạnh những giải thưởng danh giá mà Công ty CP Traphaco đại diện cho các công ty cơ sở nhận thưởng, với những đóng góp, cống hiến cho cộng đồng, ông Đỗ Tiến Sỹ - Giám đốc TraphacoSapa - đã được nhận nhiều Bằng khen của Nhà nước, cấp bộ, ngành và địa phương. Ông đạt giải thưởng KOVA, giải Khoa học công nghệ ứng dụng, Giải thưởng cúp vàng Vifotec… Ông cũng vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”.

Ông Đỗ Tiến Sỹ đại diện Công ty Traphaco Sa Pa nhận giải thưởng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

Ông Đỗ Tiến Sỹ đại diện Công ty TraphacoSapanhận giải thưởng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

 

Hiện, ông Đỗ Tiến Sỹ đang là hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VST). Đây là tổ chức Hội đầu tiên của các Doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực KH & CN cả nước. Tính đến nay, VST đang là nơi quy tụ của hàng trăm doanh nghiệp KH & CN chất lượng, năng động, nhiều hoài bão, khát khao vươn ra khu vực và toàn cầu.

PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo