Bí quyết kinh doanh: Thành "người khổng lồ" nhờ kiên trì và... "lầy"
Việt Nam - Lào đẩy mạnh hợp tác phát triển thương mại biên giới / Startup năng lượng sạch Power Centric gọi vốn được 1 triệu USD
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, vào năm 2012 thì Facebook đã là một gã "khổng lồ" nên việc cho ra đời một mạng xã hội mới như Zalo và có thể cạnh tranh được là một điều vô cùng khó khăn, bởi người dùng trong nước vẫn ưa chuộng và tin tưởng các sản phẩm nước ngoài.
"Người Việt Nam sẽ không tin các sản phẩm nội địa vì nhìn rất là quê và không bóng bẩy như các sản phẩm ngoại nhập. Chính vì vậy, chúng tôi mới nghĩ, liệu có cơ hội nào cho các sản phẩm internet của Việt Nam không", ông Tuấn nói.
Ngay từ khi ra đời, Zalo gặp rất nhiều trở ngại từ các đối thủ lớn như Facebook, Skype, Viber, Line hay Kaokao Talk. So với các "ông lớn" đã thành danh kia thì Zalo rất nhỏ bé. Khi đó, nhiều người bắt đầu hoài nghi tham vọng đưa Zalo trở thành ứng dụng nhắn tin tốt nhất cho người Việt, bởi không có một cơ hội nào cho Zalo làm được điều đó.
Tuy nhiên, hai ứng dụng Line và Kakao Talk lại không muốn đánh mạnh vào thị trường Việt Nam, còn Viber lại quá nghèo nàn các tính năng và chưa có video call. Wechat thì bị cộng đồng mạng tẩy chay vì là hàng Trung Quốc. Đây chính là cơ hội trỗi dậy dành cho Zalo, đối thủ còn lại chỉ là Facebook.
Theo ông Tuấn, những người sáng lập ra Zalo đã cố gắng làm những gì Facebook chưa làm và ngược lại. Sau 5 năm xây dựng sản phẩm thì hiện nay, Zalo đã có 100 triệu người đăng ký sử dụng, mỗi ngày có khoảng 1 tỷ tin nhắn được gửi đi, 250 triệu phút nghe nhạc, xem phim…
Cũng theo người phụ trách khai thác kinh doanh nền tảng Zalo thì bài học kinh nghiệm rút ra sau thành công của Zalo chính là kiên trì, dẻo dai và "lầy". Điểm đặc biệt của Zalo chính là tối ưu cho tất cả các thiết bị cơ bản và người dùng không bị quấy rối, phiền hà.
Trong tương lai, Zalo sẽ sử dụng tất cả các thông tin được phép của người sử dụng để đưa ra các dịch vụ tốt nhất có thể nhằm tối ưu cho người dùng. Zalo sẽ hợp tác với nhiều địa phương trong cả nước để mở ra các dịch vụ mới như Zalo Food, Zalo Taxi để kết nối với bên thứ 3.
"Hi vọng trên Zalo sẽ có người chơi ví ảo trong thời gian tới. Đây là một ứng dụng hiện đại, bạn chỉ cần ra lệnh muốn ăn trưa thì Zalo sẽ biết bạn thích ăn món gì, muốn uống gì và dịch vụ giao hàng ưa thích của bạn là gì. Đó là những gì Zalo đánh cược tại Việt Nam trong tương lai’, ông Tuấn nói.
Hội nghị CEO&CMO Việt Nam 2018 là hội nghị lần đầu tiên được tổ chức tại TPHCM. Hội nghị này quy tụ và kết nối hơn 300 lãnh đạo của các nhãn hàng và doanh nghiệp lớn đi đầu trong lĩnh vực Marketing và công nghệ tại Việt Nam. Hội nghị xoay quanh những vấn đề về phát triển doanh nghiệp, đổi mới sản phẩm, quảng cáo tiếp thị, ảnh hưởng của công nghệ đến kinh tế và ngược lại, xu hướng bán hàng đa kênh…
End of content
Không có tin nào tiếp theo