Góc nhìn

Trưởng thành từ thất bại - nguyên lý Winston Man

DNVN - Trong hành trình cuộc đời mỗi chúng ta không ai không từng trải qua một vài lần thất bại. Có những thất bại để trưởng thành và có những thất bại chưa kịp trưởng thành.

“Đừng buồn khi có gã nào đó cười cợt bạn, đó là động lực giúp bạn sống có giá trị hơn những gã đó”

Chẳng ai dám nói rằng: “tôi chưa từng thất bại dù chỉ một lần”. Ngay cả những người thành công nhất trên thế giới hiện nay cũng chưa dám khẳng định điều đó như Elon Musk trước khi SpaceX phóng thành công tên lửa ra không gian vũ trụ, anh ta đã có rất nhiều lần thử nghiệm, nhiều lần thất bại để có được thành công.

Tesla là một minh chứng thành công thay đổi hoàn toàn khái niệm của các gã khổng lồ lâu đời trong ngành công nghiệp xe hơi và họ đang bị Tesla bỏ lại phía sau tới thời điểm hiện tại.

Mỗi lần thất bại là mỗi lần tiêu tốn rất rất nhiều tiền để được thành công. Elon Musk đã dám chấp nhận đánh đổi thất bại để dẫn đầu, để chinh phục thành công lớn hơn rất nhiều lần thất bại, để làm được điều không phải bất kỳ ai cũng làm được. Vì anh ta dám chinh phục thất bại.

Winston Man: “Đầu tư kinh doanh là niềm đam mê của tôi”.

Winston Man: “Đầu tư kinh doanh là niềm đam mê của tôi”.

Thất bại không phải là kết thúc, đó là bắt đầu cho thành công lớn hơn.

Thất bại cho chúng ta thấy những cái còn yếu và còn thiếu để chúng ta bổ sung, cải thiện, thay đổi, trao dồi, nâng cấp để thành công.

Những người thành công nhất là những người đã vượt qua thất bại thảm hại nhất. Vì họ biết đâu là giá trị của thành công thật sự.

Những người thành công luôn là những người vượt qua mọi cản trở, mọi thách thức, mọi thất bại để chinh phục thành công, đứng lên từ thất bại để đi từ thành công này đến thành công khác.

 

Nguy cơ thất bại thường đến khi chúng ta triển khai một công việc mới, dự án mới, lĩnh vực mới, thay đổi và cải tổ doanh nghiệp,… hoặc làm mãi cái cũ lỗi thời mà chẳng chịu đổi mới công nghệ theo kịp thời đại cũng dẫn đến thất bại.

Những yếu tố phát triển lãnh đạo tổ chức như về nhân sự, tầm nhìn, văn hoá, chiến lược, sản phẩm, thông điệp, giá trị, hướng đi, công nghệ, quản trị… nhân lực, vật lực, tài lực, nguồn lực… không đồng bộ. Hoặc các yếu tố ngoài sự tính toán của mỗi cá nhân, tổ chức như là thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến nguy cơ trì trệ, tổn thất và thất bại.

Thất bại là lẽ hiển nhiên trong cuộc đời của mỗi người, thất bại giúp chúng ta tốt hơn, thất bại giúp chúng ta trưởng thành thấu đáo hơn, thất bại giúp chúng ta chín chắn già dặn hơn, thất bại giúp chúng ta bớt bồng bột - ngạo mạn - ngông cuồng hơn, thất bại giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc giá trị cuộc sống.

Cuộc đời thật vô vị nếu chỉ có thành công. Một nồi lẩu ngon chẳng thể nào thiếu vị mặn của mắm, vì cay của ớt, vị chua của me… thành công là phải trải qua hết tất cả các mùi vị, đó là thành công thật sự.

“Hãy chú ý khi chúng ta liên tục đi từ thành công này đến thành công khác, vì đó là khởi đầu dần đến cho sự thất bại”.

 

Yếu tố con người là nguyên nhân gây ra thất bại này dẫn đến thất bại khác: thất bại trong cuộc sống, thất bại trong tình cảm, thất bại trong công việc, thất bại trong gia đình vợ chồng - con cái, thất bại trong các mối quan hệ xã hội… thất bại trực tiếp hoặc gián tiếp, hữu hình và vô hình.

Đôi khi thất bại không đến từ khởi đầu hay quá trình cố gắng mà thất bại ngay lúc chúng ta lên tới đỉnh thành công. Đó cũng là lúc chúng ta dễ lơ là đánh mất chính mình.

Thất bại từ những con đường đi không đúng đắn đem lại những giá trị không tốt ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường, xã hội.

Winston Man: “Thất bại bởi yếu tố khách quan chưa phải là thất bại, thất bại bởi yếu tố con người mới chính là thất bại thật sự”.

Winston Man: “Thất bại bởi yếu tố khách quan chưa phải là thất bại, thất bại bởi yếu tố con người mới chính là thất bại thật sự”.

 

“Thất bại là động lực lột xác để thành công”

Trong đầu tư làm ăn kinh doanh dù nhỏ hay lớn và đặc biệt là những con người có hoài bão, khát khao, tham vọng… Họ lớn mạnh vững vàng thành công hơn sau mỗi lần thất bại.

Thất bại thường để lại cho nhiều người những tiếc nuối, hối tiếc, dằn vặt, tổn thương, tuyệt vọng, tự ti, tội lỗi, trầm cảm trong cuộc đời… để không rơi sâu vào những điều tiêu cực như thế. Chúng ta bắt buộc phải biết trân trọng mọi thứ xung quanh chúng ta, sống và làm việc một cách tâm huyết trọn vẹn đúng với nghĩa vụ, trọng trách, nhiệm vụ và vai trò của bản thân.

Hãy sống trọn vẹn, như thế chúng ta không còn gì để bận lòng nhiều cả.

 

“Hãy lường và tránh những thất bại khiến chúng ta chẳng còn cơ hội để trưởng thành”

Có những thất bại chúng ta không còn cơ hội để đứng dậy, hãy chọn cho mình những cơ hội có giá trị tốt đúng với sứ mệnh và đam mê, tránh những tệ nạn, phạm pháp gây ra những hậu quả nặng nề cho Xã hội.

Chúng ta cần có những thay đổi tích cực hơn, hoàn thiện vững vàng hơn, trưởng thành, thấu đáo, bao quát, cẩn trọng và nắm rõ hơn cho từng bước đi, cho từng cơ hội, cho từng lĩnh vực và từng dự án ta bắt đầu. Nhưng không có nghĩa là ta không nhiệt huyết, không đam mê, không khát khao, không quyết liệt, không mạnh mẽ, không thần tốc khi nắm bắt cơ hội… trong thị trường nhiều biến động.

Chỉ cần ta biết khởi đầu điểm A kết thúc ở điểm Z. Dù quá trình đi từ A đến Z có khó khăn thất bại, chúng ta vẫn có điểm Z đó là sứ mệnh để hướng đến và chinh phục. Như leo từ dưới núi lên đỉnh núi, khi nào mệt hãy ngồi nghỉ một tí để phục hồi năng lượng và lại tiếp tục.

Thành công của chúng ta là sự trưởng thành đĩnh đạc hơn sau mỗi lần thất bại.

 

Đó là thành công thật sự.

PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo