Góc nhìn

Đòn bẩy mạnh mẽ từ sự giao thoa hai di sản quốc gia

Nhân sự kiện hai “ông lớn” Vinacafé và Vietnam Airlines chính thức hợp tác từ tháng 01/2015, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng đây là một cột mốc ấn tượng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt của cả hai thương hiệu mang tầm vóc quốc gia.

 

Là Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, ông có thể nói rõ về khái niệm giá trị di sản và ý nghĩa của những giá trị này?

 

“Di sản” hàm nghĩa những giá trị bền vững tích tụ theo thời gian, vượt qua mọi biến thiên của xã hội mà vẫn tồn tại. Chính vì thế, di sản thường được xã hội hiện tại công nhận theo nhiều cấp độ khác nhau (địa phương, quốc gia, quốc tế).

 

Một di sản không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa thuộc sở hữu hay quản lý của quốc gia, mà quan trọng hơn, di sản là hình ảnh đại diện về kinh tế hoặc văn hóa xã hội cho quốc gia đó nữa.

 

Vậy theo ông, một thương hiệu như thế nào thì có thể nói là bao hàm giá trị di sản?

 

Thương hiệu nào cũng có di sản của riêng mình, được tích lũy qua quá trình hoạt động để tạo ra những giá trị bền vững. Những giá trị ấy trước hết nằm trong chất lượng sản phẩm, được thể hiện thông qua sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Nhưng hơn thế nữa, giá trị di sản đó là hình ảnh đại diện cho thương hiệu, và tùy mức độ, có thể đại diện cho một phần bản sắc kinh tế - văn hóa - xã hội của một quốc gia.

 

Vì thế bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm đến giá trị di sản của mình, còn được công nhận ở cấp độ nào thì tùy theo những quy chuẩn mà xã hội đánh giá.

 

Ông có thể chia sẻ một ví dụ cụ thể mà ông tâm đắc, về câu chuyện của các thương hiệu Việt đang nỗ lực giữ gìn và làm thăng hoa các giá trị di sản?

 

Gần đây nhất thì câu chuyện hợp tác của Vinacafé và Vietnam Airlines được đánh giá như trường hợp điển hình cho những nỗ lực nâng tầm văn hóa Việt, từ cơ sở giao thoa giá trị di sản. Theo tôi được biết, kể từ tháng 01-2015 này, Vinacafé được lựa chọn phục vụ chính thức trên các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia.

 

Trước hết, phải nói rằng nếu xem cà phê chỉ là thức uống, thì đó chỉ là khía cạnh nhu cầu sinh học. Còn nếu xem đó là một phần của văn hóa ẩm thực, thì giá trị văn hóa được hàm nghĩa rất nhiều. Vinacafé đựợc kế thừa từ một cơ sở công nghiệp chế biến cà phê có thể nói là rất sớm, một nhà máy ở thành phố Biên Hoà (Đồng Nai) cách nay ngót nửa thế kỷ (1968) ngay tại vùng nguyên liệu khá phong phú, đã vươn lên trở thành một “Thương Hiệu Quốc Gia” gắn liền với những giá trị di sản văn hóa.

 

Bởi vậy nên khi Vinacafé hợp tác với Vietnam Airlines, sự kiện này tạo thế đà khá vững chải cho sự vươn mình của văn hóa quốc gia. Khi Vietnam Airlines chọn Vinacafé, họ tin tưởng vào giá trị di sản mà thương hiệu Vinacafé đem lại. Đối với riêng Vinacafé, đây là sự kiện khẳng định vị thế đáng tự hào hiện tại của thương hiệu.  

 

Có thể nói, sự hợp tác này là một cột mốc ấn tượng đánh dấu sự giao thoa của hai di sản quốc gia, một đòn bẩy mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội.

 

Vậy ông có nghĩ rằng sự hợp tác, giao thoa những giá trị di sản như trường hợp của Vinacafé và Vietnam Airlines nên trở thành một trong những định hướng lâu dài cần được chú trọng để tạo đòn bẩy cho sự phát triển của giá trị Việt hay không?

 

Sự hợp tác giữa Vietnam Airline và Vinacafé bước đầu tạo ra nhiều thuận lợi lẫn thách thức. Không chỉ riêng hai doanh nghiệp này, sự hợp tác còn tác động tích cực đến các doanh nghiệp khác trong nước, thúc giục họ cạnh tranh lành mạnh và đón đầu xu thế hợp tác với nhau để tôn vinh, thăng hoa giá trị Việt.

 

Vì thế mong cho những sự hợp tác thế này sẽ bền vững và được cân nhắc như một định hướng chiến lược, tức là mang lại sự phát triển không chỉ của hai thương hiệu mang tầm vóc quốc gia Vinacafé và Vietnam Airline, mà còn góp phần làm tự hào thêm hai chữ “Việt Nam” trong đời sống kinh tế.

Theo Tuổi trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo