Euro 2016: Adidas mất "ngôi vương" trước Nike
Adidas đã tài trợ các sự kiện thể thao trong 3 thập kỷ qua và đây là lần đầu tiên đội tuyển mà họ tài trợ không lọt vào trận chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu. Thậm chí Adidas còn phải chịu một thất bại gián tiếp khác: Trong trận chung kết giữa đội tuyển Pháp và Bồ Đào Nha hôm 10/7, các cầu thủ mặc áo nịt có dấu ngoắc phẩy trứ danh của Nike.
Hai hãng sản phẩm thể thao lớn nhất thế giới cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bóng đá trị giá 5 tỷ USD từ thập niên 90. Đối với họ, việc các cầu thủ câu lạc bộ hay đội tuyển quốc gia mặc áo nịt của họ là thành quả đáng tự hào nhất.
Nhưng ít nhất Adidas sẽ không thua trắng, mà có thể giành thắng lợi bên ngoài sân cỏ. Ban lãnh đạo Adidas thông báo doanh số các sản phẩm liên quan tới bóng đá có thể lên tới 2,8 tỷ USD trong năm nay. Ngược lại, Nike kỳ vọng doanh số các sản phẩm liên quan tới bóng đá của họ đạt 2,14 tỷ USD - thấp hơn nhiều so với Adidas.
Jon Stainer - giám đốc điều hành chi nhánh Repucom tại Anh, phát biểu: “Trong bóng đá, người ta chỉ thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa Nike và Adidas trong hai loại sự kiện: Giải vô địch bóng đá thế giới của FIFA và Giải vô địch bóng đá châu Âu của UEFA”.
“Hai giải đấu ấy cung cấp sân khấu quan trọng trong cả hai hãng để họ tung ra những đòn mạnh về quyền tài trợ lẫn nội dung quảng cáo”, Stainer nhận xét.
Stainer nói thêm rằng tài trợ các đội tuyển là cơ hội để các hãng mở rộng tầm ảnh hưởng và thu hút thêm khách hàng. Để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu, mùa giải Euro 2016 sẽ là quãng thời gian quan trọng để các hãng phát động cuộc chiến trên các mạng xã hội và video quảng cáo.
“Một điều rõ ràng là Nike và Adidas vẫn thống trị thế giới thể thao”, ông nhấn mạnh.
Cuộc chiến của nhà tài trợ: Sự thống trị của Adidas nhiều thập kỷ qua đã kết thúc tại vòng chung kết Euro 2016.
Doanhnhansaigon/Bloomberg/Zing
End of content
Không có tin nào tiếp theo