Doanh nhân

Fintech - "Mốt" mới của các lãnh đạo ngân hàng

Trong năm qua, những tên tuổi lớn trong ngành ngân hàng đã đổ hàng triệu USD vào lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech). Họ đầu tư vào các công nghệ mới để triển khai các dịch vụ từ thanh toán, cho vay trực tuyến đến tiền tệ số và chuyển khoản liên quốc gia.

Họ đã làm nên tên tuổi tại phố Wall, và giờ họ lại một lần nữa dẫn đầu trào lưu giúp ngành ngân hàng "thay da đổi thịt". Người ta vẫn nhớ đến Blythe Masters với tư cách là cựu giám đốc ngân hàng JPMorgan, cũng là người đi tiên phong trong việc sử dụng các công cụ phái sinh phức tạp. Hồi đầu tháng này, bà đã quyết định từ chối công việc quản lý ngân hàng đầu tư Barclays để tập trung vào Digital Asset Holdings, một công ty khởi nghiệp ở New York có khả năng cắt giảm chi phí văn phòng bằng cách sử dụng công nghệ liên quan đến bitcoin.

Fintech cũng thu hút được nhiều hiền tài sẵn sàng từ bỏ công việc hiện tại. Đó là Vikram Pandit, cựu giám đốc điều hành của Citigroup và John Mack, cựu quản lý của Morgan Stanley.

Năm ngoái, cựu chủ tịch của Visa - Hans Morris - thành lập Nyca Partners để cung cấp dịch vụ tài chính và tư vấn cho các công ty khởi nghiệp ngành fintech. Theo ông Hans Morris, các ngân hàng hàng đầu của phố Wall đã bị thu hút bởi khả năng phát triển sản phẩm mà không phải chịu nhiều quy định ngặt nghèo như các ngân hàng truyền thống.

Fintech thành ngành “hot”

Do không bị gò bó bởi nhiều quy định trong khi lại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin có sẵn nên fintech đã trở thành một trong những ngành nóng nhất của năm nay, và các công ty ngành này thu hút đầu tư với trị giá hàng tỷ USD. Theo CB Insights, công ty cung cấp dữ liệu về đầu tư mạo hiểm, chỉ riêng trong quý 3 năm nay, các công ty fintech đã nhận được 4,85 tỷ USD từ các quỹ đầu tư trên toàn cầu.

Lãnh đạo thế hệ mới ngành ngân hàng

Goldman Sachs ước tính rằng các công ty dịch vụ tài chính truyền thống sẽ bị ngành công nghiệp mới nổi fintech cướp đi trên 4,7 nghìn tỷ USD doanh thu và 470 tỷ USD lợi nhuận. Các dòng tiền đổ vào fintech cũng đẩy giá trị của các start-up trong ngành lên cao: giá trị của Funding Circle và TransferWise đã vượt trên 1 tỷ USD.

Vikram Pandit, cựu giám đốc Citigroup

Sau khi bị buộc thôi việc tại Citigroup vào năm 2012, Vikram Pandit trở thành một trong những nhà đầu tư giỏi nhất trong các công ty khởi nghiệp ngành fintech. Sau khi chèo lái Citigroup qua cuộc khủng hoảng tài chính, hiện nay, cựu lãnh đạo ngân hàng 58 tuổi người Ấn Độ này đang đầu tư cho các công ty cạnh tranh với ngân hàng truyền thống.

CommonBond là một trong số các công ty mà Vikram Pandit đang đầu tư. Công ty này cung cấp giải pháp trực tuyến cho sinh viên vay vốn. Vikram Pandit đầu tư cho công ty này từ tháng 9/2013. Đến nay, giá trị tài sản của CommonBond đạt 100 triệu USD (gồm nợ và vốn cổ phần từ các nhà đầu tư). Khách hàng mục tiêu của công ty là những người chạc tuổi 30, có điểm tín dụng FICO đạt khoảng 770, có mức lương 6 con số. Những người như vậy có thể trả định kỳ khoảng 14.000 USD cho 1 khoản vay.

Lãnh đạo ngân hàng

Năm 2013, Vikram Pandit cùng các nhà đầu tư khác đầu tư 2,7 triệu USD vào Orchard. Công ty này chuyên cung cấp dữ liệu và cơ sở hạ tầng đối với thị trường cho vay. Đứng đằng sau công ty này chính là cựu đồng chủ tịch Goldman Sachs, ông Jon Winkelried.

Trong số các công ty fintech mà Pandit đầu tư có cả MMKT Exchange. Công ty này phát triển công nghệ để cải thiện tính thanh khoản của các khoản vay trên thị trường thứ cấp. Năm nay, Pandit cũng tham gia đầu tư vào TransferWise. Sau khi được kêu gọi góp vốn 58 triệu USD, công ty này hiện có giá trị trên 1 tỷ USD.

John Mack, cựu Giám đốc điều hành của Morgan Stanley

John Mack phải mất thời gian để thay đổi ngành mà ông đã trải qua hơn ba thập kỷ. Kể từ khi rời ghế giám đốc điều hành của Morgan Stanley vào năm 2011, John Mack đầu tư vào hàng loạt các công ty fintech, trong đó có Lending Club và Orchard.

Cựu lãnh đạo ngân hàng 71 tuổi này là một trong các nhà đầu tư cao cấp giúp công ty Dataminr có thêm 130 triệu USD tiền vốn góp trong tháng 3 vừa qua. Sau khi có được nguồn vốn gây quỹ, giá trị của công ty đạt khoảng 700 triệu USD.

Lãnh đạo ngân hàng

Ông cũng là một trong những thành viên hội đồng quản trị của Lending Club, cùng với cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers và một số nhà đầu tư mạo hiểm có tiếng. Đầu tư 2,4 triệu USD vào công ty, nhưng giá trị của khoản đầu tư đã tăng lên đến 36 triệu USD trên thị trường chứng khoán New York vào tháng 12/ 2014. Hiện tại, giá trị đạt dưới 33 triệu USD sau năm kinh doanh đầu tiên.

Tháng 9/2015, John Mack tham gia góp vốn ban đầu cho công ty New England Funding Technologies (NEFT). Lần tham gia góp vốn này, NEFT có được tổng số vốn là 10 triệu USD. Công ty này cho phép bên vay cập nhât điểm số tín dụng của mình theo thời gian thực. Công ty này hy vọng sẽ tung ra sản phẩm đầu tiên, nền tảng mPowerCredit, vào năm 2016.

Joe Saunders, cựu Giám đốc điều hành của Visa

Sau hàng chục năm làm trong lĩnh vực thẻ tín dụng, Joe Saunders, 69 tuổi, được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Visa vào năm 2007. Năm 2008, ông giúp công ty này lên sàn chứng khoán Nasdaq – đây trở thành thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông nghỉ hưu vào năm 2012.

Một năm sau, ông hỗ trợ thành lập Green Visor Capital, một công ty đầu tư vào các công ty fintech còn trong giai đoạn phôi thai. Theo ông, trong vài năm qua, việc áp dụng các công nghệ mới đã mang lại những thay đổi ấn tượng và sẽ chỉ tăng tốc trong những tháng tới.

Lãnh đạo ngân hàng

Tháng 9/2015, Green Visor trở thành nhà đầu tư lớn nhất và Joe Saunders nắm ghế chủ tịch của công ty Kash sau khi công ty này kêu gọi đầu tư 1,5 triệu USD. Công ty thanh toán Kash được thành lập tại San Francisco kỳ vọng sẽ làm thay đổi mạng lưới thẻ tín dụng. Cũng trong tháng 9, Green Visor tham gia góp vốn vào Cloud Lending Solutions. Công ty này kêu gọi 8 triệu USD tiền vốn. Đây là nhà cung cấp công nghệ cho các công ty tài chính và cho vay. Green Visor cũng đầu tư vào DataFox, công ty đưa ra nền tảng nghiên cứu và phân tích. Công ty này đã kêu gọi được 5 triệu USD vốn vào tháng 7.

Hans Morris, cựu giám đốc Citigroup và cựu chủ tịch Visa

Hans Morris đã dành 27 năm làm việc tại Citigroup, trở thành giám đốc tài chính tại Mỹ, phụ trách mảng tài chính, công nghệ và hoạt động ngân hàng của Citi Markets and Banking. Từ năm 2007 đến năm 2009, ông rời Citigroup và trở thành chủ tịch của Visa. Đến năm 2010, ông chuyển đến làm cho Quỹ đầu tư General Atlantic.

Năm 2014, ông thành lập Nyca Partners - công ty đầu tư mạo hiểm hỗ trợ các công ty công nghệ. Nyca Partners có kế hoạch đầu tư 20 - 25 triệu USD trong khoảng 18 tháng vào các công ty fintech. Các công ty fintech được lựa chọn tập trung vào mảng giải pháp thay thế tín dụng tiêu dùng, giải pháp thanh toán thẻ và các phần mềm hỗ trợ tài chính. Theo ông Morris, Nyca Partners kết hợp chuyên môn về hệ thống tài chính với rất nhiều công nghệ của thung lũng Silicon.

Lãnh đạo ngân hàng

Ngoài ra, Nyca Partners cũng đã đầu tư vào Indiegogo và Affirm. Trong khi Indiegogo là nền tảng crowdfunding cạnh tranh với Kickstarter thì Affirm được Max Levchin, đồng sáng lập PayPal và là cựu chủ tịch của Yelp thành lập nhằm giúp người tiêu dùng có được khoản tín dụng trong thời gian ngắn.

Cùng với Vikram Pandit, Hans Morris cũng đầu tư vào CommonBond. Ông đã đầu tư 4,3 triệu USD- tương đương với 290.000 cổ phiếu vào công ty Lending Club tại thời điểm IPO và trở thành thành viên hội đồng cho vay của công ty này.

Blythe Masters, cựu giám đốc JPMorgan

Blythe Masters, cựu giám đốc JPMorgan đã làm nên tên tuổi với tư cách là người tiên phong trong giao dịch hoán đổi nợ xấu. Công cụ này trở nên tai tiếng do làm dấy lên cuộc khủng hoảng về cho vay thế chấp mua nhà vào năm 2008.

Sau khi rời khỏi JPMorgan vào tháng 4/2014, bà Masters đã trở thành một trong những người có chuyên môn công khai ủng hộ blockchain - phần mềm quản lý giao dịch tiền ảo gây tranh cãi bitcoin. Năm 2015, bà Masters tham gia công ty khởi nghiệp về blockchain là Digital Asset Holdings. Bà trở thành là giám đốc điều hành để tạo ra sản phẩm sắp xếp lại phần buộc phải làm trên giấy của công cụ dịch vụ tài chính.

Lãnh đạo ngân hàng

Kể từ đầu năm đến nay, công ty này đã mua lại một vài công ty khác, trong đó có San Francisco Hyperledger và Bits Budapest. Trong tháng 10, Digital Asset Holdings mua lại Blockstack.io, nhằm mục đích cung cấp dịch vụ blockchain tới ngành tài chính thế giới.

Cafef/Trí thức trẻ/Financial Times

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo