Bất động sản

Giá đất ở khu nào đắt đỏ nhất thủ đô?

Trong khi khung giá tối đa được Chính phủ quy định, mức cao nhất là 162 triệu đồng/m2, nhưng trên thực tế, tại các khu vực trung tâm như quận Hoàn Kiếm, giá đất ở đây có thể lên đến 1 tỷ đồng/m2.

Giá đất ở Hoàn Kiếm có nơi đến 1 tỷ đồng/m2.

Theo tờ trình về bảng giá các loại đất trên địa bàn TP Hà Nội áp dụng từ 1/1/2015 đến 31/12/2019 do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh ban hành thì mức giá đất nông nghiệp của 5 năm tới vẫn giữ nguyên mức giá của năm 2014, giao động ở mức tối đa 252 nghìn/m2.

Trong khi đó mức giá đất ở đô thị tại một số vị trí thuộc quận nội đô bằng với mức giá tối đa của khung giá Chính phủ quy định. Cụ thể, giá đất ở tối đa thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm (phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ) có giá cao nhất 162 triệu đồng/m2, bằng khung giá tối đa của Chính phủ quy định. Ngược lại giá thấp nhất thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông chỉ với 3,9 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, theo Colliers Intrernational Việt Nam – một công ty nghiên cứu tư vấn bất động sản cho biết, nội thành Hà Nội có thể chia thành ba khu vực: Khu vực 1 bao gồm các quận ngoại vi Từ Liêm và Hà Đông ở phía Tây, Long Biên ở phía đông và Hoàng Mai ở phía nam. Khu vực này có giá dao động từ 21 - 150 triệu đồng/m2. Biên độ giao động của các quận khu vực 2 của Hà Nội baogồm Thanh Xuân, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ có giá từ 60 - 190 triệu đồng/m2.

Nhóm cuối cùng bao gồm hai quận trung tâm là Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có giá dao động từ 55 - 500 triệu đồng/m2.

Về việc ban hành giá các loại đất áp dụng trong 5 năm từ 2015 đến hết 2019, UBND TP. Hà Nội đã có tờ trình lên Hội đồng nhân dân thành phố. Theo đó, mức giá đất ở cao nhất thuộc về đất ở thuộc quận Hoàn Kiếm với giá 162 triệu đồng/m2. So với mức giá tối đa hiện hành mức giá này cao gấp đôi và nếu so với mức giá tối đa theo quy định của Chính phủ ngang bằng. Tuy nhiên, đây vẫn là một mức quá thấp so với giá rao bán và giao dịch thực tế.

Có thể nhận thấy các quận càng trung tâm thì biên độ dao động giá đất càng rộng. Lợi thế thương mại phụ thuộc vào vị trí của các quận trung tâm khiến cho có sự khác biệt rõ nét giữa các nhà trong ngõ và nhà mặt phố. 

Nhà ngõ thường được dùng để ở, trong khi mặt phố ngoài để ở còn mục đích chính là kinh doanh thương mại là nguồn lợi chính của chủ nhà. Giá đắt nhất là ở các căn góc mặt phố tại các khu vực trung tâm nội thành quanh hồ Hoàn Kiếm. Theo khảo sát của Colliers International giá 1m2 nhà đất tại các phố như Hàng Gai, Cầu Gỗ hay Hai Bà Trưng có thể lên tới 400 - 600 triệu đ/m2.

Bên cạnh đó mức giá đất tại các quận ngoại vi như Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên hay Hoàng Mai là thấp nhất do khu vực này có lợi thế thương mại yếu hơn, thậm chí một số địa điểm của các quận này còn chưa có lợi thế thương mại rõ ràng vì nhiều lý do như chưa có giấy tờ đầy đủ, chưa được quy hoạch, hoặc thậm chí là đang tranh chấp. Ngoài ra cơ sở hạ tầng, mức sống của dân cư, điều kiện văn hóa - xã hội, của các quận này vẫn chưa phát triển thuận lợi.

Trong khi đó quy hoạch phát triển Hà Nội đang mở rộng về phía tây với đầu tư hạ tầng tốt nên đất trong ngõ khu vực Mỹ Đình, Cầu Giấy không chênh nhau nhiều lắm. Hà Đông vốn là trung tâm cũ của Hà Tây, hạ tầng khá tốt từ trước nên sau khi sát nhập giá đất khu vực này không khác mấy so với khu vực Mỹ Đình.

Tại trang rao vặt batdongsan… Một căn nhà chính chủ mặt phố Huế (quận Hoàn Kiếm) mới được rao bán với giá 89 tỷ đồng, tính ra trung bình vào khoảng 1 tỷ đồng/m2. Hay một căn nhà ở Cầu Gỗ, diện tích 30m cũng được rao bán với giá 15.9 tỷ đồng…
Theo Nguoiduatin.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo