Sức mạnh nỏ thần
Tại Hội nghị sử học lần thứ nhất diễn ra vào tháng 6 vừa qua, kỹ sư Vũ Đình Thanh (người phục dựng thành công Nỏ thần An Dương Vương trong truyền thuyết) đã trình bày tham luận mà ông là đồng tác giả với Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu (nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng). Tham luận này đã nhận được sự đồng tình của các nhà sử học tham dự và được ghi vào kỷ yếu của hội nghị.
Tại hội nghị, các nhà sử học đặc biệt quan tâm tới bài thuyết trình và lý giải của kỹ sư Thanh là vì sao người Việt thời Văn Lang Âu Lạc không bị tàn sát bởi quân Tần hung bạo như chúng đã làm ở hàng loạt vương quốc bị chinh phục? Vì sao mà hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng Việt Nam có tiếng nói riêng khác với tiếng Hán? Các nghiên cứu về gen mới đây chứng minh rõ ràng là mặc dù ở cạnh người Hán nhưng người Việt có bộ gen hoàn toàn khác biệt với người Hán.
Nội dung lý giải cũng là một phần của tham luận được xuất bản trong kỷ yếu tóm tắt của Hội nghị sử học lần thứ nhất.
Theo đó, Nỏ thần An Dương Vương là siêu vũ khí một lần bắn giết cả vạn quân, bắn chết gần hết quân Tần của Triệu Đà, khiến Triệu Đà phải thua chạy, phải xin cầu hòa, gửi con trai Thế tử Trọng Thủy sang hàng Âu Lạc và làm con tin. Triệu Đà ở thế bắt buộc vừa dựa vào số rất ít người Tần lưu vong, cho người bản xứ tham gia chính quyền, phải mị dân bản xứ, không đụng chạm gì đến tổ chức nội bộ và phong tục của người bản địa để có thể tồn tại.
Nỏ thần còn là bằng chứng về triều đại vua An Dương Vương và các vua Hùng - cột mốc chủ quyền chói lọi hàng nghìn năm trong tâm trí của tất cả người con đất Việt. Hơn 2.300 năm qua tất cả người Việt đều biết truyện Nỏ thần An Dương Vương, rất nhiều cuốn chính sử của Việt Nam và Trung Hoa đều trùng hợp ghi lại việc Triệu Đà mang quân đánh Âu Lạc và bị đại bại nhanh chóng đến nỗi phải bỏ chạy, phải xin cầu hòa và gửi Thái tử Trọng Thủy sang hàng Âu Lạc làm con tin.
Qua chi tiết này chúng ta thấy rõ ràng thất bại của Triệu Đà khi xâm lược Âu Lạc phải cực lớn, số quân Tần thiện chiến mà Tần Thủy Hoàng phái đi chinh phạt cùng Triệu Đà phải chết gần hết, khiến Triệu Đà ở thế bắt buộc vừa dựa vào số rất ít người Tần lưu vong, phải cho người bản xứ tham gia chính quyền, phải mị dân bản xứ, không đụng chạm gì đến tổ chức nội bộ và phong tục của người bản địa để có thể tồn tại.
Tiền lệ này từ thời Triệu Đà được tiếp tục qua cả nghìn năm Bắc thuộc mà bằng chứng là chúng ta không bị đồng hóa, chúng ta có tiếng nói riêng khác tiếng Hán. Nghiên cứu gen mới đây của Vingroup chứng minh rõ ràng người Việt tuy cạnh người Hán nhưng có bộ gen hoàn toàn khác biệt. Đây cũng là bằng chứng rõ ràng quân lính Triệu Đà xuất phát từ quân Tần đã bị chết gần hết trong cuộc đụng độ với Âu Lạc nên không thể thực hiện việc thảm sát đối với người Việt, không thực hiện được việc đồng hoá người Việt.
Cũng theo bài tham luận, một điều trùng hợp tiếp theo của hàng chục cuốn chính sử của Việt Nam và Trung Hoa đều mô tả thảm bại của Triệu Đà là do Nỏ thần gây ra, như sách “Thái Bình ngự lãm” viết bắn một phát giết chết một vạn, bắn ba phát giết chết ba vạn; sách “Giao Châu ngoại vực ký” chép bắn một phát giết ba trăm người; sách “Cựu Đường thư” chép Nỏ thần bắn một phát giết một vạn quân; sách “Nam Việt Chí” viết bắn một phát giết chết hàng vạn người, bắn ba phát giết ba vạn; sách “Việt Kiệu Thư” ghi là mỗi phát tên xuyên qua hơn chục người.
Rất nhiều chính sử khác của Việt Nam và Trung Hoa cổ đại tuy không nói về số lượng cụ thể nhưng đều mô tả sau khi nỏ thần bắn Triệu Đà thua chạy, cho con trai Thái Tử Trọng Thủy sang hàng và làm con tin của Âu Lạc.
Theo tham luận, rất nhiều cuốn chính sử Trung Quốc ghi rõ ràng là Nỏ thần bắn một phát giết vạn quân. Những cuốn sử đó đều trình bày sự việc không chỉ về sức sát thương của Nỏ thần mà còn ghi rõ bối cảnh gắn liền với Nỏ thần một cách có trình tự và rất logic, ghi về chi tiết rất quan trọng mà chúng ta có quá nhiều bằng chứng qua chính sử hai nước, qua các câu truyện truyền miệng hàng nghìn năm, qua các tập tục ở vùng Cổ Loa. Đó là việc Trọng Thủy con trai và là thái tử của Triệu Đà phải sang hàng Âu Lạc làm con tin. Nỏ Thần bắn một phát giết vạn quân, quân Triệu Đà thất bại nặng nề nên phải hạ mình cầu hòa và phải mang thế tử của mình sang hàng, làm con tin tại Âu Lạc. Đây là minh chứng xác thực về chi tiết Nỏ thần bắn một phát chết vạn quân.
Đó là còn chưa kể hàng loạt cuốn chính sử khác của Việt Nam, Trung Quốc, rất nhiều thần tích văn bia, tuy không nêu con số thương vong cụ thể nhưng đều nêu rõ việc vua An Dương Vương mang nỏ thần ra bắn, quân Triệu Đà thua, bỏ chạy, Triệu Đà phải cầu hòa, mang con trai Thái tử Trọng Thủy sang hàng và làm con tin tại Âu Lạc. Cho nên việc hiểu rằng nỏ thần có sức sát thương vô cùng lớn làm thay đổi cục diện cuộc chiến là việc hiển nhiên.
Trong quá trình tìm các dữ liệu, thông tin để phục dựng nỏ thần, chúng tôi nhận thấy rằng rất nhiều chính sử Trung Hoa, rất nhiều chính sử của Việt Nam, các thần tích văn bia, ghi rõ ràng về sức sát thương khủng khiếp của nỏ thần, các nhà khoa học Trung Quốc cũng nhiều lần phục dựng loại nỏ cùng lúc bắn nhiều tên bằng ống nhưng không thành công. Chùm tên bay có 2 m, việc phục dựng này còn được truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV9/CNTV đăng tải. Đây là điều mà đa số người Việt chưa biết, hiện tại đa số người Việt đều nghĩ rằng chỉ có truyền thuyết của Việt Nam nói về nỏ thần mà không biêt rằng vì Nỏ thần rất nổi tiếng thời cổ đại Trung Hoa nên được rất nhiều chính sử của chính kẻ thua trận Trung Quốc nói đến.
“Ngày hôm nay, nhờ việc phục dựng thành công Nỏ thần bắn một phát một vạn mũi tên đồng Cổ Loa giết vạn tên lính Tần hung bạo, chúng ta càng có thêm cơ sở để kết luận chính nhờ Nỏ thần, nhờ trình độ công nghệ của ông cha ta mà hàng vạn quân Tần hung bạo đã bị bỏ mạng. Sự cai trị của Triệu Đà (khi đó đã mất gần hết quân Tần thiện chiến và hung bạo), bắt buộc phải dựa vào các thủ lĩnh địa phương người Việt, nên thực quyền chỉ là hình thức. Tuy vua An Dương Vương cậy có Nỏ thần chủ quân khinh địch đến nỗi mất nước nhưng đám lính đánh thành Cổ Loa khi đó không còn là lính Tần hung bạo nữa, chúng không tàn sát mang tính chủng tộc đối với người Việt và Triệu Đà phải cho phép các thủ lĩnh địa phương tiếp tục nắm quyền tại các quận Giao Chỉ và Cửu Chân (tức miền Bắc và miền Trung Việt Nam chúng ta ngày nay). Tại các quận này, sự cai trị của Triệu Đà rất lỏng lẻo chỉ dựa vào sự cống nạp và Triệu Đà, theo chính sử Trung Hoa cũng thừa nhận chỉ xưng “Man Di đại trưởng lão phu” lấy vợ Việt, theo phong tục tập quán Việt (búi tó, ngồi xổm), chứng tỏ chỉ như một thủ lĩnh, một tù trưởng của người Việt. Thực quyền trải nghìn năm Bắc thuộc vẫn nằm trong tay các thủ lĩnh địa phương người Việt mà bằng chứng còn rõ ràng khi chính sử Trung Hoa mô tả các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Tất cả là nhờ sức mạnh của Nỏ thần một phát bắn vạn mũi tên đồng Cổ Loa diệt vạn tên lính Tần hung bạo, góp phần giữ gìn tiếng Việt và giúp người Việt có bộ ghen khác biệt hoàn toàn với ghen của người Hán”, tham luận nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo