Doanh nhân

Goldman Sachs: đã quá muộn để OPEC cứu giá dầu

Goldman Sachs tin rằng việc giá dầu tăng lên trên 34 USD một thùng vào cuối tháng 1 vừa qua một chỉ là động tác giả của thị trường.

Ngân hàng Goldman Sachs nhận định giá dầu sắp lao dốc xuống mốc kỷ lục mới là dưới 26 USD một thùng bất chấp các nỗ lực giải cứu giá dầu của OPEC. “Đã quá muộn cho các nhà sản xuất của OPEC để có thể ngăn chặn một đợt sụt giảm nữa của giá dầu,” các nhà phân tích của Goldman Sachs viết trong một báo cáo hôm 31/1.

Goldman Sachs chỉ ra thực tế rằng mất quá nhiều thời gian để OPEC thông qua các quyết định cắt giảm sản lượng trong khi dầu tồn kho trên toàn thế giới đang gia tăng. Nghi ngại của Goldman Sachs và các nhà quan sát khác đã đẩy giá dầu giảm thêm 6% xuống 31,75 USD một thùng vào hôm 1-2.

Một đợt hạ giá dầu mới sẽ là tin tốt cho các hãng vận tải Mỹ, những người đang hưởng lợi từ việc giá dầu lao dốc. Mức giá trung bình của một gallon xăng đã giảm xuống 1,79 USD vào hôm 1-2, giảm 2,06 USD so với một năm trước.

OPEC cứu giá dầu

Nhưng nếu giá dầu giảm thêm nữa, điều này sẽ làm Phố Wall sợ hãi và có thể thu hẹp danh mục đầu tư của các nhà đầu tư Mỹ. Những diễn biến gần đây của giá dầu đã ám ảnh các nhà đầu tư khi giá chứng khoán gần như song hành với giá dầu trong tháng trước.

Mặc dù giá dầu rẻ được cho là có tác dụng tích cực cho kinh tế Mỹ nói chung, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra lo ngại về mặt trái của nó như lợi nhuận của ngành năng lượng giảm, các công ty dầu mỏ phá sản và khó khăn ở các thị trường mới nổi như Brazil.

Kể từ ngày 20/1 giá dầu và thị trường chứng khoán đã tăng mạnh. Sự tăng giá này được thúc đẩy một phần bởi hy vọng rằng các nước thành viên OPEC sẽ mở một cuộc họp khẩn cấp và nhất trí cắt giảm sản lượng. Nga đã "thêm dầu vào lửa" hồi tuần trước khi bộ trưởng năng lượng của nước này nói các nhà sản xuất thuộc và không thuộc OPEC đang xem xét cắt giảm 5% sản lượng.

Theo một nguồn tin từ vùng Vịnh, các tay chơi trong khu vực “đang sẵn sàng làm bất cứ điều gì để ổn định thị trường” và “mọi lựa chọn đều mở rộng”.

Nhận định trên cho thấy sự biến chuyển của Ả Rập Xê-út, nước sản xuất dầu đứng đầu OPEC mà từ lâu đã chống đối việc cắt giảm sản lượng do lo ngại mất thêm thị phần vào tay Mỹ và các nước sản xuất chi phí cao khác.

Tuy nhiên, Goldman Sachs vẫn cho rằng việc cắt giảm sản lượng đồng loạt trong khối là không khả thi và là hành vi tự làm hại mình. Ngân hàng này cho biết động thái trên sẽ có tác dụng ngược với OPEC vì cho phép sản xuất của Mỹ, vốn đang giảm chậm, được phục hồi. Đó là vì các công ty dầu đá phiến của Mỹ mà đã thổi bùng cơn sốt khai thác năng lượng trước đó sẽ nhanh chóng nâng sản lượng một khí giá dầu tăng.

“Mọi động thái cắt giảm sản lượng vào lúc này chỉ tiếp thêm sức sống cho các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ và không thuộc OPEC khác,” Joe McMonigle, chánh văn phòng Bộ Năng lượng Mỹ, hiện là chuyên gia phân tích ở Potomac Research Group cho biết.

“Cơ hội thay đổi sản lượng của OPEC là bằng không,” McMonigle quả quyết.

Cafef/Trí thức trẻ/CNN

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo