Bất động sản

Hà Nội quyết giữ vững “bờ xôi ruộng mật”

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công văn số 7032/UBND-TNMT yêu cầu sở, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.

Theo chỉ đạo của Bộ TN&MT, thực hiện Điều 58 Luật Đất đai về việc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên hoặc từ 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên, để bảo đảm căn cứ thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, UBND thành phố lập hồ sơ gửi về Bộ TN&MT theo hướng dẫn đã ban hành.

 
Từ ngày 1/1/2015 trở đi, báo cáo cần làm rõ dự án đầu tư phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
 
Đươc biết, trong hai năm 2014 và 2015, diện tích đất nông nghiệp nói chung trên cả nước được phép chuyển mục đích sử dụng là trên 34.000 ha. Và theo báo cáo của Bộ TN&MT, thời gian qua Bộ đã tiếp nhận trên 100 văn bản của các địa phương đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các công trình, dự án. Đến nay, Thủ tướng đã cho phép các địa phương chuyển mục đích trên 5.700 ha đất lúa, trên 270 ha đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án. Trong hai năm 2014 và 2015, diện tích đất nông nghiệp nói chung trên cả nước được phép chuyển mục đích sử dụng là trên 34.000 ha.
 
Tuy nhiên trên thực tế triển khai việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp “bờ xôi ruộng mật” chuyển đổi sang đất dự án gặp không ít vấn đề bất cập gây lãng phí và bất bình trong dư luận.
 
Còn nhớ, năm 2012, tại Long An, các huyện Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa đã xóa 11 dự án quy hoạch treo từ năm 2005, trả lại gần 1.600 ha đất cho nông dân tổ chức lại sản xuất. Nguyên nhân dự án treo kéo dài là do các huyện nôn nóng chạy theo quy hoạch mà không cân nhắc khả năng thu hút đầu tư dẫn đến tình trạng thấy nơi nào có đường giao thông thuận lợi là quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu định cư, khu vui chơi, khu biệt thự vườn, làm mất đi nhiều diện tích đất sản xuất năm 2-3 vụ lúa.
 
Xóa sổ những dự án treo, trả lại ruộng vườn cho nông dân là việc cực chẳng đã và rất khó có thể khôi phục lại hiện trạng, bởi vậy Công văn số 7032/UBND-TNMT được coi là một trong những động thái quyết liệt của Hà Nội trong bối cảnh trên địa bàn thành phố còn tồn tại khá nhiều dự án quy hoach treo. Đồng thời, góp phần giữ vững “bờ xôi ruộng mật” phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tránh lãng phí, tránh cảnh phải giải quyết “bài toán” ngược khi phải thu hồi đất dự án trả lại cho nông dân như một số địa phương đã phải thực hiện trong thời gian vừa qua.
Diễn đàn doanh nghiệp
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo