Phân tích

Hạn chế sử dụng 10 nghìn tỷ từ cổ phần hoá để bù đắp ngân sách

(DNVN) - Mặc dù thu ngân sách đã vượt dự toán nhưng trong những ngày cuối cùng của năm 2015, Bộ Tài chính vẫn quyết liệt chỉ đạo thu NSNN để hoàn thành đến mức cao nhất, hạn chế cao nhất phải sử dụng đến khoản 10 nghìn tỷ đồng thu thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để hỗ trợ cân đối NSTW năm 2015.

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính ngân sách nhà nước và triển nhiệm vụ năm 2016 diễn ra chiều 30/12, tại Hà Nội.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, tại thời điểm tháng 9/2015, trên cơ sở đánh giá sơ bộ của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tập đoàn, tổng công ty lớn, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đánh giá thu NSNN năm 2015 vượt khoảng 16,4 nghìn tỷ đồng; NSTW hụt khoảng 31,3 nghìn tỷ đồng, trong khi NSĐP tăng khoảng 47,7 nghìn tỷ đồng. Mặc dù vậy, Chính phủ chỉ xin Quốc hội cho sử dụng tối đa khoảng 10 nghìn tỷ đồng tiền bán cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp để bù giảm thu NSTW; số còn lại sẽ phấn đấu tăng thu thêm trong điều hành. 

Thứ trưởng Bộ Tài chínhVũ Thị Mai báo cáo chung về công tác tài chính NSNN năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016.

Bộ Tài chính đã chỉ đạo làm tốt hơn công tác thu NSNN; rà soát, nắm đối tượng và nguồn thu ngân sách trên địa bàn; triển khai các biện pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; đôn đốc thu các khoản theo kết quả kiểm toán, thanh tra; thực hiện các biện pháp xử lý nợ đọng thuế (tính đến tháng 12/2015 đã thu trên 39 nghìn tỷ đồng nợ thuế nội địa tại thời điểm 31/12/2015), công khai số nợ thuế của từng địa phương, từng doanh nghiệp. Nhờ vậy, kết quả thu NSNN đã đạt khá hơn dự báo.

Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, đến ngày 28/12, thu cân đối NSNN đạt xấp xỉ 957 nghìn tỷ đồng, đạt 105% dự toán, bằng 103,1% số ước thu cả năm đã báo cáo Quốc hội; trong đó: thu nội địa đạt 110,9% dự toán, bằng 103,1% số báo cáo Quốc hội; thu dầu thô đạt 73,1% dự toán, bằng 111,4% số báo cáo Quốc hội; thu cân đối từ hoạt động XNK đạt 98,2% dự toán và số báo cáo Quốc hội. Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao.

Mặc dù thu ngân sách đã vượt dự toán nhưng trong những ngày cuối cùng của năm 2015, Bộ Tài chính vẫn quyết liệt chỉ đạo thu NSNN để hoàn thành đến mức cao nhất thu NSTW, hạn chế cao nhất phải sử dụng đến khoản 10 nghìn tỷ đồng thu thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để hỗ trợ cân đối NSTW năm 2015. 

Về tinh hình chi ngân sách, đại diện Bộ Tài chính cho biết, ngay từ đầu năm đã thực hiện điều hành chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; chi trong phạm vi dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định; chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. 

Trong năm, Bộ Tài chính đã đề nghi các cơ quan điều hành chi chặt chẽ, tiết kiệm theo đúng dự toán được giao. Trong năm 2015, kho bạc Nhà nước đã kiểm soát chi 736,5 nghìn ty đồng chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, phát hiện gần 29 nghìn khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định.

 

Nhằm ứng phó với việc giảm thu ngân sách do giá dầu giảm, Bộ Tài chính đã trình và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép cắt giảm 4.143 tỷ đồng kinh phí tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm của các bộ, cơ quan Trung ương và dự phòng NSTW để bù đắp hụt thu NSTW; yêu cầu các địa phương bị giảm thu cân đối NSĐP (trừ thu tiền sử dụng đất) chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tạm giữ lại và các nguồn lực tài chính tại chỗ để xử lý số giảm thu; trường hợp còn thiếu, có báo cáo để NSTW ứng chi, đảm bảo yêu cầu chi các nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là chi tiền lương và các chế độ ASXH.

Mặc dù đã có những thời điểm nguồn thu ngân sách tập trung chậm, huy động vốn khó khăn, nhưng chi NSNN vẫn đảm bảo kịp thời theo tiến độ; xử lý các nhiệm vụ quan trọng đột xuất như: khắc phục hậu quả thiệt hại do bão lũ, thiên tai, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách đảm bảo QP, AN. Đã thực hiện xuất cấp 108 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu đói, cứu trợ cho nhân dân và hỗ trợ cho học sinh vùng khó khăn. Hệ thống KBNN đã thí điểm tổ chức kiểm soát chi qua mạng điện tử nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến, góp phần tăng cường quản lý chi, cải cách thủ tục hành chính và công khai, minh bạch.

Nên đọc
VĂN HUY
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo