Hy Lạp sẽ làm gì trước cơ hội cuối cùng ?
Những gì đang diễn ra từ hội nghị, các cuộc họp bất thường hay những công điện từ phía EU chính là cơ hội cuối cùng mà họ giành cho Hy Lạp với mong muốn giúp Hy Lạp thoát khỏi tình trạng tồi tệ hiện tại và khối đồng tiền chung trở lại ổn định.
Chủ tịch eurogroup Jeroen Dijsselbloem nói sau buổi Hội nghị rằng: "Chúng tôi đã bàn sâu về các đề xuất của Hy Lạp. Vấn đề lòng tin và tính khả thi cũng được thảo luận và dĩ nhiên cả các vấn đề tài chính liên quan. Tình hình rất khó khăn nhưng công việc vẫn đang tiến triển".
Trong khi đó, truyền thông Anh đưa tin các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro (eurozone) vẫn chia rẽ về đề xuất cải cách mới của Hy Lạp, trong đó Hy Lạp chấp nhận hầu hết các điều kiện ngặt nghèo mà giới chủ nợ quốc tế yêu cầu, bất chấp kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 5-7 cho thấy đa số người dân Hy Lạp nói "không" với chính sách khắc khổ. Pháp đánh giá đề xuất mới của Hy Lạp đủ "tiến bộ" để đảm bảo một thỏa thuận cứu trợ, trong khi Đức tiếp tục hoài nghi về khả năng Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras thực hiện những biện pháp khắc khổ mà ông hứa hẹn. Dự kiến, tại cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 12-7, Thủ tướng Ý Matteo Renzi sẽ đề nghị Thủ tướng Đức Angela Merkel tìm ra một thỏa thuận cho Hy Lạp vì lợi ích của cả EU. Hy Lạp sẽ áp đặt kiểm soát vốn thêm ít nhất hai tháng nữa
Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp George Stathakis Phát biểu trên đài truyền hình Mega TV (Hy Lạp) tối ngày 11-7,cho biết:"các ngân hàng nước này có thể mở cửa trở lại vào tuần tới nếu Hy Lạp đạt được thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế vào cuối tuần này. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát vốn như hạn chế rút tiền mặt vẫn giữ nguyên hiệu lực thêm vài tháng nữa."
Phía Hy Lạp có những hành động nhằm ngăn chăn tình trạng hỗn loạn tài chính sau cuộc đàm phán giữa nước này với các chủ nợ đỗ vỡ. Các ngân hàng Hy Lạp bắt đầu đóng cửa từ ngày 28-6, châm ngòi cho làn sóng rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tiếp diễn, hàng tỉ euro đã bị rút ra khỏi các ngân hàng Hy Lạp những tháng gần đây. Chính điều này đã làm cho tình trạng khan hiếm tiền mặt diễn ra những ngày qua tại Hy Lạp.
Tuy nhiên chính phủ nước này cũng đã có những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng rút tiền ồ ạt. Hiện, người dân Hy Lạp chỉ được phép rút tối đa 60 euro/ngày từ các máy rút tiền tự động. Một số chi nhánh ngân hàng đã mở cửa trở lại nhưng chỉ phục vụ đối tượng hưu trí. Trong khi đó, mọi giao dịch chuyển khoản quốc tế đều bị đình lại. Thế giới đang thấp thỏm xem liệu Hy Lạp có đi đến thỏa thuận với nhóm chủ nợ quốc tế, cứu nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ và nói lời tạm biệt với eurozone hay không. Tại thời điểm này, không ai có thể chắc chắn điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế Hy Lạp.
Ngoài những vấn đề hỗn loạn tài chính thì kinh tế nòng cốt của nước này cũng gặp cơn lao đao. Ngành công nghiệp dầu ô liu Hy Lạp lao đao trong cơn khủng hoảng nợ. Được biết đây là “xương sống” của nền kinh tế Hy Lạp, bắt đầu chịu tác động từ cuộc khủng hoảng nợ nước này sau khi hàng loạt ngân hàng Hy Lạp đóng cửa. Nông dân yêu cầu phải được thanh toán bằng tiền mặt thay vì qua tài khoản ngân hàng – “nhiệm vụ bất khả thi” đối với các nhà phân phối dầu ô liu nơi đây.
Ngành công nghiệp dầu ô liu xuất hiện tại Hy Lạp từ hàng ngàn năm trước, đưa nước này trở thành nhà sản xuất dầu ô liu lớn thứ ba thế giới, sau Tây Ban Nha và Ý. Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng trung ương Hy Lạp, mỗi năm, nguồn thu từ xuất khẩu dầu ô liu tiêu chuẩn - chiếm khoảng 27% tổng sản lượng dầu ô liu của Hy Lạp - đóng góp cho ngân sách nước này 250 triệu euro và 85 triệu euro tiền thuế.
Đứng trước nguy cơ phải rời khỏi nhóm đồng tiền chung Hy Lạp đang gồng mình để đối mặt với tình trạng vỡ nợ, cân đối kinh tế và có những cải cách thấy rõ để có cơ hội nhận được gói cứu trợ từ phía Liên minh châu Âu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo