Giải mã

Càn Lăng: Bí ẩn lăng mộ Võ Tắc Thiên và kho báu 500 tấn vẫn còn nguyên vẹn

DNVN - Nằm ẩn mình giữa vùng núi Lương Sơn (Thiểm Tây, Trung Quốc), lăng mộ Võ Tắc Thiên - vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa từ lâu đã gắn liền với những bí ẩn về kho báu khổng lồ lên tới 500 tấn và những câu chuyện kỳ lạ ngăn cản mọi nỗ lực xâm nhập.

CLIP: Người đàn ông say rượu nhận cái kết bi thảm khi bị 12 con chó hoang tấn công / CLIP: Trâu rừng mẹ liều mình tấn công đàn sư tử cứu con nhưng cái kết mới gây chú ý

Võ Tắc Thiên từ một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, đã vượt qua hàng loạt biến cố để trở thành nữ hoàng trị vì triều đại Võ Chu. Với trí tuệ và tài năng, bà xây dựng một đế chế thịnh vượng, song cũng không ít tội ác, khiến hình tượng của bà đầy phức tạp. Sau khi bà qua đời, lăng mộ Võ Tắc Thiên được xây dựng tại Càn Lăng, nơi vốn là khu an táng các thành viên hoàng tộc nhà Đường.

Càn Lăng không chỉ đặc biệt bởi kiến trúc đồ sộ mà còn bởi các yếu tố kỳ bí. Khu lăng mộ gồm 17 mộ nhỏ bao quanh lăng chính, với 103 bức tượng đá, trong đó có 61 tượng bị mất đầu một cách bí ẩn. Khi tiến vào khu vực trung tâm, một tấm bia khổng lồ cao 7,5 mét xuất hiện - điều kỳ lạ là bia này không khắc bất cứ chữ nào. Có người cho rằng bia trống là vì công đức của Võ Tắc Thiên quá lớn, không thể mô tả bằng chữ nghĩa; người khác lại cho rằng bà có nhiều công, tội khó lường, nên để bia trống để hậu thế tự phán xét.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Nhiều ghi chép cổ mô tả rằng lăng mộ này chứa vô số bảo vật, gồm cả vàng bạc, châu báu và tác phẩm nghệ thuật giá trị. Càn Lăng không chỉ là nơi yên nghỉ của Võ Tắc Thiên mà còn là nơi an táng của Đường Cao Tông, chồng bà. Tương truyền, tài sản chôn cất cùng Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên có giá trị bằng một phần ba nguồn thu quốc gia, ước tính lên đến 500 tấn báu vật, gồm cả các tác phẩm thư pháp quý giá như "Lan Đình Tự" của Vương Hy Chi.

Trước giá trị vô cùng lớn, Càn Lăng đã trở thành mục tiêu săn lùng của giới trộm mộ. Vào thời Đường, thủ lĩnh Hoàng Sào mang theo 400.000 binh sĩ tấn công Càn Lăng nhưng suốt ba tháng đào bới, họ không thể tìm ra lối vào. Đến thời Ngũ Đại Thập Quốc, trộm mộ Ôn Thao dẫn quân đến Càn Lăng, nhưng gặp ba trận mưa lớn và hoảng sợ rút lui.

 

Thời hiện đại, Tôn Liên Trọng cố gắng dùng thuốc nổ để mở đường vào lăng mộ nhưng thất bại, khi khói từ lăng mộ bốc ra gây tử vong cho binh lính. Những sự kiện này càng làm tăng thêm vẻ huyền bí và kỳ lạ quanh Càn Lăng.

Đến nay, Càn Lăng vẫn chưa được khai quật. Năm 1958, khi lối vào lăng mộ bị mở do một vụ nổ của nông dân địa phương, một phong trào khai quật được đề xuất nhưng chưa thể thực hiện do công nghệ hạn chế. Năm 2012, giới chức tỉnh Thiểm Tây tuyên bố sẽ không khai quật lăng mộ này trong vòng nửa thế kỷ để bảo tồn.

Ngày nay, Càn Lăng là một trong những di tích lịch sử quan trọng và bí ẩn bậc nhất của Trung Hoa, thu hút lượng lớn khách tham quan. Những bí mật chưa được giải đáp bên trong Càn Lăng khiến nơi đây luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu và những người yêu thích lịch sử.

 

Minh Hoàng (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm