Giải mã

Nỏ thần An Dương Vương: Sự thật lịch sử cần được tôn trọng

DNVN - Thượng tướng, viện sĩ, tiến sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, ở một số nơi, câu chuyện về Nỏ thần An Dương Vương được mô tả hoàn toàn không theo bất cứ một cuốn sử sách nào. Sự thật lịch sử về Nỏ thần cần được tôn trọng.

Theo Thượng tướng, viện sĩ, tiến sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, câu chuyện về Nỏ thần An Dương Vương là câu truyện truyền miệng truyền thuyết cùng lễ rước Nỏ Thần ca dao của nhân dân ta đã được truyền lại qua hàng nghìn năm.

Những người lính Việt Nam qua hàng ngàn đời khi đối đầu với tất cả các loại kẻ thù như Tống, Nguyên, Minh, Thanh (Trung Quốc), Pháp, Mỹ... đều có tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc được dựng xây và hun đúc từ những câu truyện về Thánh Gióng, về Nỏ thần An Dương. Tinh thần này được cha ông bà, cha mẹ kể lại từ đời này qua đời khác.

Mô hình nỏ liên châu với nguyên lý bắn được cả vạn mũi tên đồng Cổ Loa được đặt trang trọng tại đền thờ Cao Lỗ.

Đối với tướng Hiệu và đồng đội của ông, kể cả khi phải chịu vô vàn gian khổ trong mưa bom, bão đạn nhưng vẫn kiên cường chiến đấu và chiến thắng mọi loại kẻ thù. Bởi vì sâu trong tâm can là hình tượng Thánh Gióng giết giặc Ân, Nỏ thần một phát giết vạn quân. Lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước được khởi điểm từ các câu chuyện truyền thuyết đó.

Tướng Hiệu cho biết, Nỏ thần được nhiều sử sách của Việt Nam và Trung Quốc ghi lại qua rất nhiều đời. Tất cả các cuốn sử chính thống có giá trị, kể cả các cuốn sử lớn của Trung Hoa cổ đều ghi lại rõ ràng và nhiều lần chi tiết Nỏ thần một lần bắn giết vạn quân.

Điều này chứng minh Nỏ thần phải là một vũ khí vô cùng uy lực thành Cổ Loa phải là một thành vô cùng đặc biệt, rất nổi tiếng nên mới được sự quan tâm của giới sử học Trung Hoa cổ đại.Ngày hôm nay chúng ta chưa chứng minh được thì đến một lúc nào đó sẽ chứng minh được. Đáng chú ý, sáng chế của kỹ sư Vũ Đình Thanh về loại nỏ bắn đồng loạt cả vạn mũi tên đồng Cổ loa mà khảo cổ tìm được đã góp phần khẳng định được giá trị lịch sử này.

Theo đó, cả mũi tên lẫn khuôn đúc trùng hợp với loại nỏ hình ống mà người dân Cổ Loa tái hiện trong các lễ hội rước Nỏ thần trải dài hàng nghìn nămcho đến Cách mạng Tháng tám 1945. Sáng chế của kỹ sư Thanh đã tái hiện cách thức rải mũi tên đồng Cổ Loa từ trên cao giống như cách rải mũi tên bay flechette từ máy bay của không quân Anh Pháp, Đức sử dụng để diệt bộ binh trong Thế chiến 1.

Tại Đn thờ Cao Lỗ (thôn Đại Trung, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) có lễ đặt Nỏ thần và mũi tên đồng Cổ Loa. Lễ được tổchức trang trọng. Nỏ thần và mũi tên phục dựng là của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam trao tặng và do kỹ sư Thanh sáng chế. Điểm nhấn quan trọng của sáng chế là mô hình loại nỏ với nguyên lý bắn bằng ống bắn đồng loạt cả vạn mũi tên đồng đúng như Nỏ thần xưa. Đến đền thờ Cao Lỗ bất cứ ai cũng được chứng kiến nỏ thần có thật cùng lúc bắn cả vạn mũi tên và đó là cách giáo dục lòng yêu nước tự hào dân tộc thiết thực rất quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.


Tuy vậy, tướng Hiệu cho rằng, ở một số nơi câu chuyện về Nỏ thần An Dương Vương được mô tả hoàn toàn không theo bất cứ một cuốn sử sách nào mà chỉ dựa theo những ý kiến chủ quan. Họ mô tả hàng loạt chiến binh Âu Lạc cùng lúc bắn nhiều nỏ bắn các mũi tên tre gỗ thay cho việc Nỏ thần thật to bắn cùng lúc nhiều mũi tên đồng Cổ Loa như sử sách và truyền thuyết mô tả.

Tôi đã tra cứu rất nhiều sử sách xưa của Việt Nam và Trung Hoa thì không thấy bất cứ một dòng nào viết về việc nhiều chiến binh Âu Lạc bắn cùng lúc nhiều mũi tên tre gỗ. Tôi cũng yêu cầu bất kỳ ai nghiên cứu lịch sử hãy đưa ra bằng chứng một dòng nào sử sách xưa viết về việc hàng nghìn chiến binh Âu Lạc đồng loạt cùng bắn nỏ để thay cho Nỏ thần”, tướng Hiệu nói.

Theo tướng Hiệu, về mặt kỹ thuật quân sự, việc một cây nỏ to và mạnh như Nỏ thần bắn cùng lúc một vạn mũi tên khác hoàn toàn với việc một vạn chiến binh bắn cùng lúc vạn mũi tên. Nếu nỏ to và mạnh bắn cùng lúc vạn mũi tên thì đạt được khoảng cách xa hơn nhiều so với nỏ cá nhân do một người bắn và đây là sự khác biệt cơ bản về hiệu quả của hai cách bắn.

Khoảng cách mà một vạn cá nhân bắn là ngắn hơn rất nhiều so với nỏ to được vận hành bởi nhiều người và như vậy, quân địch sẽ áp được tới thành khác biệt hoàn toàn với vũ khí uy lực như pháo binh ngày nay bắn địch từ xa tiêu diệc địch từ xa.

Cùng đó, một vạn cung thủ bắn thì chỉ có thể tiêu diệt được quân địch ở hàng thứ nhất chứ không thể như Nỏ thần bắn cùng lúc một vạn mũi tên rải từ trên trời lao xuống một diện rộng vào đúng những phần dễ tổn thương và khó đỡ nhất của lính địch.

Cách mà Nỏ thần tiêu diệt địch cũng hoàn toàn khác biệt với cung nỏ thông thường. Các mũi tên đồng Cổ Loa lao từ trên trời xuống và giết địch nhờ sức hút của trái đất nên các mũi tên rơi từ độ cao càng lớn càng tốt và điều đó trùng hợp với yếu tố thành Cổ Loa phải cao. Để xây được cao thì với công cụ từ ngày xưa phải xây thành hình con ốc đúng như truyền thuyết và sử sách xưa mô tả.

Như vậy, nếu tuyên truyền rằng tại thành Cổ Loa xưa có hàng nghìn cung thủ bắn nỏ vào quân địch (mà không có Nỏ thần bắn cùng lúc cả vạn mũi tên ) thì đây chính là sản phẩm của một số nhà nghiên cứu hiện đại nghĩ ra. Không hề có sử sách và truyền thuyết nào ghi như vậy. Ý nghĩ hàng nghìn cung thủ cùng bắn lại phản ánh sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật quân sự. Cách bắn đórất thông thường, không hề có sự vượt trội gì so với vũ khí của địch và khác xa với tất cả ghi chép của sử sách khi xưa.

Nếu giải thích cho các em học sinh rằng thành Cổ Loa không phải là thành cao hình con ốc và hàng nghìn cung thủ cùng lúc bắn mũi tên tre vào quân giặc thì đây là một hình thức tinh vi nhồi vào đầu các em ý nghĩ Nỏ thần không hề tồn tại. Tức phủ nhận sự thực lịch sử vô cùng quan trọng của dân tộc ta.

Tướng Hiệu luôn nhắc nhở kỹ Thanh bắn nỏ thần phục dựng nhiều nơi để chứng minh câu chuyện Nỏ thần An Dương Vương là có thật.

Lịch sử cần phải được tôn trọng, sử sách ghi thế nào thì chúng ta phải hoàn toàn tôn trọng như vậy. Kể cả hiện tại chưa nhìn thấy hay chưa chứng minh được nhưng tất cả các nhà sử học phải tôn trọng lịch sử như tất cả các nhà sử học Việt Nam hàng nghìn năm qua đã thực hiện và truyền tải lại cho chúng ta ngày nay về sự kiện nỏ thần: một lần bắn vạn mũi tên khiến giặc chết, thây chất đầy đồng”, tướng Hiệu nhấn mạnh.

Hoài Anh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo