Khổ sở vì bố mẹ chồng tiết kiệm quá mức
Hai vợ chồng sống và làm việc ở thành phố, nhà chồng thì ở quê, nên chị Hằng gần như không phải chịu cảnh làm dâu. Ấy thế mà chị vẫn gặp không ít khó chịu chỉ vì cái tính tiết kiệm quá mức của bố mẹ chồng. Đấy cũng là lý do tại sao mà chị không muốn về quê chồng mỗi khi được nghỉ lễ tết dài ngày.
Khổ hơn nữa là cứ đến bảy giờ tối ông bố chồng lại tắt hết điện chỉ để một ngọn đèn duy nhất ở nhà ngoài. Mà ở quê thì không khép kín như thành phố, nhà tắm, nhà vệ sinh đều ở ngoài vườn, cứ mỗi lần muốn đi vệ sinh lại phải vào bếp bật điện vì đấy là công tắc tổng mà như thế thì lại phải hỏi chìa khoá mẹ chồng. Thành ra mỗi lần muốn đi vệ sinh là một lần… bức bí đối với chị.Lần nào cũng vậy, cứ về đến nhà chồng là chị lại bị bố mẹ chồng tuôn ra “một tua” các bài tiết kiệm như: giặt quần áo xong thì không được đổ nước đi mà tất cả phải đổ vào một thùng chứa riêng, mặc dù ở quê dùng nước không mất tiền nhưng mất tiền điện bơm nước. Còn rửa bát chỉ rửa đến nước thứ hai nếu hơn là bị bố chồng nhắc ngay.
Nhưng chuyện ăn uống mới là nỗi “kinh hoàng.” Đồ ăn toàn từ mấy ngày, bát nước mắm thì ăn ba ngày vẫn không đổ, có nén đổ đi mà mẹ chồng nhìn thấy thì “thôi rồi” - lại ca bài ca tiết kiệm. Chị có nói lại bà tí thì y như rằng tối hôm đấy không khí gia đình nặng nề, không ai nói với ai.
Nếu tính lương của bà thôi cũng bằng lương hai vợ chồng nó gộp lại chứ ít gì, thế mà cái gì cũng chi li từng tí một. (Ảnh minh họa)
Chị Hằng mang chuyện ra than thở với đồng nghiệp ở công ty thì chạm ngay vào mạch của “mấy bà” cùng phòng. Chị Hân trưởng phòng tiếp lời ngay: chị Minh hàng xóm tôi đấy, vốn là giáo viên và đã về làm dâu được hai năm nhưng lúc nào cũng mang một nét mặt ủ rũ, dáng người thì gầy gò không có sự sống.
Ngày nào cũng như ngày nào chị ấy cũng phải có một điệp khúc “một tí lạc rang hay vài bìa đậu phụ là xong bữa cơm”. Nếu hôm nào cô có mua ít thịt hay con cá về để cải thiện là bị mẹ chồng ca thán ngay: “làm gì mà ăn sang thế. Ăn như nhà mình là sướng lắm rồi. Đấy như nhà bà Giao con dâu đẻ cũng chỉ có tí thịt rang nghệ mà thôi”.
Thấy mọi người nói chuyện rôm rả, chị Nga kế toán cũng ghé vào góp chuyện. Chị kể: Con bé Loan, em gái của tui này, cũng khổ vì cái tính “ki bo” của bố mẹ chồng nó. Ông bà có khó khăn gì cho can, về hưu nhưng lương hưu rất cao, nếu tính lương của bà thôi cũng bằng lương hai vợ chồng nó gộp lại chứ ít gì, thế mà cái gì cũng chi li từng tí một. Bữa ăn bao giờ cũng chỉ độc hai món, một món canh, một món mặn.
Mỗi lần nhìn đứa con bê bát cơm với tí thịt đun đi nấu lại đến khô đét hoặc chút cá kho mặn chat mà nó cứ rưng rưng. Thằng bé gần ba tuổi nhưng chỉ được có 15kg da dẻ xanh bủng, mặt mày hốc hác. Thương thằng bé, mẹ nó cố chắt bóp mua sữa Ensure về để bồi dưỡng thì mẹ chồng lại nói là “không biết tiết kiệm, làm gì mà uống sữa đắt thế”. Cực một nỗi chồng nó là con một nên không bao giờ có thể mơ tưởng đến chuyện ra ở riêng. Chồng nó cũng biết điều đó nhưng muốn giữ hòa khí cho cả nhà nên cứ mặc kệ. Với cảnh thế không làm “cuộc cách mạng” thì không biết đến bao giờ đời nó mới “khá lên”.
Phununews.vn/SKGĐ
End of content
Không có tin nào tiếp theo