10 hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ diễn ra trong năm 2021
Vì sao võ sĩ Samurai phải mổ bụng tự sát? / Ông vua trong truyền thuyết có thể biến mọi thứ thành vàng
Ngày 11/2: Sao Kim, sao Mộc trùng tụ
Những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hai trong số các hành tinh sáng nhất trên bầu trời là sao Kim và sao Mộc nằm rất gần nhau vào lúc bình minh.
Cả 2 hành tinh sẽ xuất hiện dưới dạng những chấm sáng nếu nhìn bằng mắt thường. Nếu dùng kính viễn vọng, ta có thể thấy cùng lúc 2 hành tinh này. Nếu nhìn về phía trên bên phải, ta còn có thể thấy cả sao Thổ.
Để có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này,người xemcần tìm một vị trí quan sát thích hợp với khoảng thời gian lý tưởng là khoảng 20-30 phút trước khi Mặt trời mọc. Cả hai sẽ nằm gần Mặt trời nên chúng ta sẽ chỉ quan sát chúng được một lúc trước khi bị ánh bình minh che khuất tầm nhìn.
Ngày 9-10/3: 4hành tinh hội tụ
Một hiện tượng thú vị sẽ xuất hiện khi có 4 hành tinh cùng tụ lại trên bầu trời. Sao Thủy, sao Mộc và sao Thổ sẽ gần như nằm thẳng hàng, trong khi Mặt trăng lưỡi liềm sẽ nằm cạnh bộ ba này.
Sao Thủy, sao Mộc và sao Thổ sẽ gần như nằm thẳng hàng
Mỗi hành tinh sẽ xuất hiện dưới dạng một chấm sáng trên trời, sáng nhất là sao Mộc. Tất cả đều có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Bởi vị trí tương đối của Trái đất so với sao Thủy và Mặt trời, chỉ có một phần của sao Thủy phát sáng. Vì thế, sao Thủy sẽ trông như một Mặt trăng khuyết thu nhỏ khi nhìn qua kính thiên văn.
Ngày 26/5: Nguyệt thực toàn phần “Trăng máu”
Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng “Mặt trăng máu” bởi nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng; bóng của Trái đất che phủ hoàn toàn Mặt trăng.
Ánh sáng Mặt trời khi chiếu qua khí quyển của Trái đất, bị khúc xạ và để lại ánh sáng màu đỏ lên bề mặt Mặt trăng. Kết quả, Mặt trăng sẽ chuyển từ màu xám sẫm sang màu cam đỏ. Hiện tượng này được gọi là “Trăng máu”.
Lần nguyệt thực toàn phần này trùng hợp với lúc Mặt trăng ở gần Trái đất nhất, gọi là hiện tượng “siêu trăng”. Vì thế, lúc này Mặt trăng sẽ to và sáng hơn thông thường.
Hiện tượng nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 1h44 sáng theo giờ Thái Bình Dương. Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu lúc 3h11 sáng và kết thúc lúc 3h25 sáng.
Ngày 10/6: Nhật thực “vòng lửa”
Các quốc gia ở phía Bắc từ Canada tới Nga sẽ được chứng kiến hiện tượng nhật thực hình khuyên vào ngày 10/6. Hiện tượng này xảy ra khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm thẳng hàng, nhưng ở một khoảng cách khiến Mặt trăng không đủ to để che khuất Mặt trời, để lại một vòng ánh sáng xung quanh Mặt trăng tối.
Phần lớn các nước châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ có thể quan sát hiện tượng nhật thực một phần khi Mặt trăng chỉ che khuất một phần của Mặt trời.
Nếu xem nguyệt thực hình khuyên hoặc nguyệt thực một phần, người xem không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ mắt thích hợp, ví dụ như kính lọc Mặt trời.
Ngày 12/7: Sao Kim, sao Hỏa trùng tụ
Sau khi Mặt trời lặn, hai hành tinh là sao Kim và sao Hỏa trông sẽ như chạm chạm vào nhau trên bầu trời, cùng với Mặt trăng khuyết bên cạnh.
Sao Kim, sao Hỏa trùng tụ
Sao Kim trông giống như một ngôi sao sáng, còn sao Hỏa sẽ nhạt hơn nên lúc đầu, ánh sáng của sao Kim có thể lấn át sao Hỏa. Tuy nhiên, sau đó chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy cả hai bằng mắt thường.
Ngày 12-13/8: Mưa sao băng Perseid
Vào giữa tháng 8 hằng năm, Trái đất sẽ di chuyển qua một “đám mây” mảnh vỡ từ sao chổi Swift-Tuttle và gây ra hiện tượng mưa sao băng Perseid. Lúc đạt đỉnh, nó có thể tạo ra tới 60 ngôi sao băng mỗi giờ.
Năm nay, cơn mưa sao băng Perseid rất hứa hẹn bởi thời điểm đạt đỉnh trùng vào lúc trời không trăng. Mặt trăng lưỡi liềm sẽ lặn vào đầu buổi tối, tạo ra điều kiện quan sát tuyệt vời vào đêm.
Ngày 18/8: Sao Hỏa, sao Thủy trùng tụ
Thời điểm sao Hỏa, sao Thủy trùng tụ gần lúc Mặt trời lặn. Vì vậy, tầm nhìn tốt nhất là đường chân trời phía tây. Sao Thủy sẽ sáng hơn sao Hỏa vì nó được Mặt trời chiếu sáng.
Sao Hỏa, sao Thủy trùng tụ
Nếu nhìn qua kính thiên văn, hai hành tinh này sẽ nằm rất gần nhau đến mức có thể xem với độ phóng lớn để thấy chi tiết đặc điểm bề mặt của chúng.
Ngày 8/10: Mưa sao băng Draconid
Một cơn mưa sao băng khác đáng chú ý trong năm 2021 là mưa sao băng Draconid. Mưa sao băng sẽ đạt đỉnh vào ngày 8/12 với khoảng 10-15 ngôi sao băng mỗi giờ.
Thời điểm thích hợp nhất để ngắm là từ lúc chập tối đến nửa đêm trên khắp Bắc bán cầu. Các ngôi sao băng khá dễ phát hiện vì di chuyển chậm nhất so với các trận mưa sao băng hàng năm.
Ngày 19/11: Nguyệt thực một phần
Hiện tượng nguyệt thực cuối cùng trong năm 2021 sẽ diễn ra trên khắp bầu trời Bắc và Nam Mỹ, Úc, cũng như các khu vực châu Âu và châu Á. Tuy là nguyệt thực một phần nhưng thực chất, đến 95% Mặt trăng sẽ bị bóng tối của Trái đất che phủ. Vì thế khi ở mức cực đại, Mặt trăng có thể hiện ra như nguyệt thực toàn phần trong một khoảng thời gian ngắn, với màu cam hoặc đỏ.
Ngày 4/12: Nhật thực toàn phần
Cơ hội ngắm nhật thực cuối cùng sẽ diễn ra ở khắp Nam Cực vào cuối năm 2021. Trong khi đó, các quốc gia ở phía Nam bán cầu như Chile, Argentina, Nam Phi và Úc sẽ quan sát được nhật thực một phần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo