Khoa học - Công nghệ

Cần Thơ: Bàn giải pháp xây dựng thành phố thông minh

DNVN – Nhằm chia sẻ, thảo luận về các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ trong việc phát triển mô hình thành phố thông minh, ngày 24/10, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra hội thảo “Định hướng công nghệ cho Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu quản trị thành phố thông minh”.

Thủ tướng phê duyệt Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 / Đại học Đông Á lần đầu tổ chức hội thảo quốc tế trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu có trách nhiệm

m

Ông Vũ Anh Tuấn - Chuyên gia chuyển đổi số GIZ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Hội thảo do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ phối hợp Trường Đại học Cần Thơ và Hội hữu nghị Việt – Đức và tổ chức Friedrich Naunman Foundation (FNF/Đức) tổ chức, nhằm mang lại một cái nhìn sâu rộng về các khía cạnh kỹ thuật trong xây dựng và quản trị thành phố thông minh. Qua đó, tạo sự phát triển bứt phá cho thành phố trong kỷ nguyên công nghệ số.

Hội thảo là một hợp phần nằm trong khoản viện trợ các hoạt động thúc đẩy đô thị thông minh ứng phó biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ năm 2024 do tổ chức FNF tài trợ.

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Lê Thụy Ngọc Lan – Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ cho biết, việc triển khai xây dựng thành phố thông minh là xu hướng chung của các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ngày 1/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 950/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.

Trong định hướng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 59-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết 45 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. “Đây là tiền đề quan trọng cho thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh và thực hiện thành công chuyển đổi số”, bà Lan nhấn mạnh.

Ý kiến về xây dựng thành phố thông minh, ông Vũ Tuấn Anh – Chuyên gia chuyển đổi số GIZ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, thành phố thông minh là nền tảng mở kết nối các đơn vị chính phủ/tổ chức/doanh nghiệp kiến tạo các giá trị dưa trên công nghệ cho người dân theo các nguyên tắc bền vững, xanh, sạch, tuần hoàn, bao trùm, công bằng, minh bạch…

Theo ông Vũ Tuấn Anh, phát triển thành phố thông minh cần dựa trên các trụ cột quan trọng, đó là: công dân thông minh, nhà thông minh, chính phủ thông minh, cơ sở hạ tầng thông minh và năng lượng xanh, sạch và bền vững.

Trình bày tham luận “Giao thông thông minh- Giảm thiểu phương tiện cá nhân để cải thiện môi trường không khí”, PGS,TS Nguyễn Võ Châu Ngân – Trường Đại học Cần Thơ cho biết, mặt trái của quá trình đô thị hóa vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có lượng khí thải phát sinh từ các loại xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy).

Qua khảo sát 100 người dân sử dụng xe máy ở các quận trung tâm thành phố Cần Thơ, có gần 40% có ý định chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, 62% mong muốn sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay thế xe cá nhân nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, di chuyển an toàn, tiết kiệm chi phí.

x

Các diễn giả, nhà khoa học chia sẻ, thảo luận các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ mô hình thành phố thông minh.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do xe máy, thu hút người dân đi phương tiện công cộng, ông Ngân gợi ý, cần ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, tạo điều kiện cho người dân sử dụng phương tiện xanh, quy hoạch giao thông công cộng kết hợp hiện đại hóa hạ tầng như bãi giữ xe, lối đi bộ, trạm dừng.

Đồng thời, giảm phương tiện cá nhân và khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng. Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ bằng tiền, hoặc giảm thuế, phí cho người dân chuyển đổi từ xe xăng qua xe máy điện, ưu đãi về giá giữ xe, vé cầu đường xe máy điện. Tiến hành đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen sử dụng xe máy xăng, chuyển đổi sang phương tiện xanh để giảm ô nhiễm môi trường.

Liên quan đến vấn đề giao thông đô thị, PGS,TS Nguyễn Chí Ngôn – Trường Đại học Cần Thơ cho biết, hiện có khoảng 100 ngàn sinh viên đang theo học tại các trường đại học ở Cần Thơ, vì thế việc quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng đóng vai trò thiết yếu. Để đáp ứng nhu cầu đi lại cho sinh viên, cần nghiên cứu xây dựng 4 tuyến xe buýt điện với tổng chiều dài hơn 60 km để kết nối các điểm nhà trọ sinh viên với các trường đại học một cách hợp lý, bảo đảm có thể chuyên chở hơn 82% lượng sinh viên toàn thành phố.

“Nếu làm được như vậy thì mỗi năm xe buýt điện sẽ giảm khoảng 663 tấn CO2 so với xe buýt diesel, từ đó mang đến lợi ích lớn cho chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng”, PGS,TS Ngôn thông tin.

Hoà Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm