Dấu hiệu sốc: Tàu NASA tìm ra nơi sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn?
Hyundai Mistra 2021 ra mắt thị trường, giá bán chưa tiết lộ / Top 10 xe sedan hạng sang tốt nhất năm 2020
Trái với nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng các vụ phun trào núi lửa cuối cùng trên Sao Hỏa đã kết thúc cách đây 2,5 tỉ năm, nghiên cứu mới của Đại học Arizona, và viện Smithsonian (Mỹ) cho thấy tại một khu vực gọi là Cerberus Fossae, một vụ phun trào chỉ mới xảy ra 53.000 năm về trước.
Vết nứt kỳ lạ cho thấy Sao Hỏa rất có thể vẫn còn hoạt động địa chất, đủ để nuôi dưỡng một thế giới sinh vật ngoài hành tinh bí ẩn
Tất cả được thể hiện qua chi tiết lạ trong các bức ảnh mà tàu vũ trụ của NASA gửi về Trái Đất. Đó là một vết nứt có kết cấu y hệt các vết nứt từng được ghi nhận cảnh các núi lửa trên mặt trăng, Sao Thủy và Trái Đất. Nó xuất hiện cạnh siêu núi lửa Elysium Mons mà bấy lâu nay người ta tưởng rằng đã "chết".
Nghiên cứu sâu hơn cho thấy đây là một vết nứt rất mới trên nền là bùn và tro bụi núi lửa từ các vụ phun trào cũ, vốn đã lắng đọng thành trầm tích. Nhưng một hoạt động mới mẻ và dữ dội hơn đang âm thầm xảy ra trong lòng núi lửa đã nung nóng lớp nền, gây nên vết nứt trên trầm tích cũ. Điều này cho thấy siêu núi lửa Elysium Mons vẫn còn sống! Ở Trái Đất, những hiện tượng tương tự vẫn thường được ghi nhận tại Hawaii.
Ước tính lần phun trào cuối cùng của ngọn núi lửa này là 53.000-210.000 năm về trước. Đối với thời gian địa chất, 53.000 năm chỉ là một khoảnh khắc: có thể nói núi lửa này vẫn đang hoạt động.
Theo các tác giả, núi lửa hoạt động sẽ giúp làm tan chảy lớp băng bên dưới bề mặt, tạo ra một vùng nước ấm áp và có các vật liệu cần thiết để nuôi dưỡng sự sống, giống như những gì đã xảy ra trên Trái Đất sơ khai. "Cerberus Fossae chưa tuyệt chủng" – họ kết luận.
"Để có sự sống, bạn cần có năng lượng sống, carbon, nước và vitamin. Núi lửa cung cấp tất cả những điều này" – giáo sư Steven Anderson từ Đại học Bắc Colorado, một người không tham gia nghiên cứu, giải thích và bày tỏ sự ủng hộ.
Cho dù là thảm họa thiên nhiên đáng sợ, từ lâu núi lửa cũng được công nhận là một yếu tố cần thiết cho sự sống của một thiên thể. Núi lửa là một phần của hoạt động gọi là "kiến tạo mảng" – sự vận hành liên tục của các tấm vỏ hành tinh. Những hoạt động này khiến cho một hành tinh luôn tràn đầy năng lượng, đồng thời cân đối được khí hậu, thúc đẩy các phản ứng cần thiết cho sự sống hình thành và tiến hóa.
Trong Hệ Mặt Trời, chỉ có Trái Đất và mặt trăng Io của Sao Mộc được xác định vẫn đang có hoạt động kiến tạo mảng, nhưng hoạt động của mặt trăng Io quá mức nên có thể nó không sống được. Thế nhưng, trước Sao Hỏa, một số nhà khoa học cũng nghi ngờ rằng Sao Kim có hoạt động kiến tạo mảng. Đây đều là 2 hành tinh cùng thuộc "vùng sự sống" của Hệ Mặt Trời, bên cạnh Trái Đất. Nên những nghiên cứu nhằm xác định bằng chứng về hoạt động kiến tạo trên 2 hành tinh này đang được thúc đẩy.
Hiện Sao Hỏa đang được chăm sóc bởi nhiều tàu vũ trụ, robot của NASA, trong đó có tàu InSight hạ cánh vào năm 2018. Một trong những nhiệm vụ của tàu này là tìm kiếm bằng chứng về hoạt động kiến tạo. Các bằng chứng trước đó ngày một củng cố giả thuyết rằng Sao Hỏa từng đầy ắp các dạng sống ngoài hành tinh, nhưng đã tuyệt chủng khi thế giới này bị mất đi đại dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển