Góc nhìn khoa học với sự phát triển cây cao su
Sáp nhập Công ty Tài chính Cao su vào Tập đoàn mẹ trước 31/12/2015 / Triển lãm quốc tế chuyên ngành cao su và sản xuất lốp xe lần thứ 4 lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội
Để làm rõ hơn vấn đề này, Phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam ghi lại những góc nhìn khoa học, trong đó có TS. Nguyễn Anh Nghĩa (Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Cao su).
Cây cao su nguồn gốc là cây rừng tự nhiên!
TS. Nguyễn Anh Nghĩa (ngoài cùng bên trái) trong chuyến thăm rừng cao su Tây Ninh (ảnh: TL)
Từ đó, cây cao su dần dần phát triển và lan rộng khắp vùng Châu Á, Châu Phi và ngay trên quê hương của nó là Nam Mỹ. Hiện, Đông Nam Á chiếm diện tích cao su nhiều nhất trên thế giới. Theo số liệu của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), đến cuối 2019, tổng diện tích cao su toàn thế giới đạt khoảng 14,5 triệu ha, trong đó các nước Châu Á chiếm đến 12,7 triệu ha, hàng năm sản suất ra được gần 14 triệu tấn mủ.
Sản phẩm chính của cây cao su là mủ và gỗ. Mủ lấy từ cây cao su có chứa từ 30% đến 40% cao su (polyisoprene). Cao su tự nhiên với đặc tính đàn hồi độc đáo mà cao su nhân tạo không thể thay thế, là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất ra rất nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống của con người như săm lốp, linh kiện xe hơi, găng tay, đế giày, băng tải, dây cua-roa, chỉ thun, nệm gối, bóng thể thao…
Chế biến mủ cao.
Việt Nam hiện đang có 941,3 ngàn ha cao su, trong đó khoảng 40% thuộc các công ty nhà nước, 7% thuộc các công ty tư nhân, phần còn lại trên 50% là cao su tiểu điền, người nông dân sở hữu trực tiếp. Năm 2020, sản lượng thu được 1,75 triệu tấn mủ xuất khẩu, mang lại 2,3 tỉ USD. Bên cạnh đó, gỗ cao su cũng có đóng góp đáng kể cho nến kinh tế. Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), trung bình sản phẩm đồ gỗ cao su mang lại kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD/năm, chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ. Sản phẩm được làm từ gỗ cao su đang là một trong những nhóm mặt hàng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Trước việc các thị trường nhập khẩu đồ gỗ chính của Việt Nam sang các nước (EU, Mỹ) đang thực hiện chặt chẽ đạo luật truy xuất nguồn gốc, nguyên liệu sản phẩm đồ gỗ, thì gỗ cao su là một lựa chọn tốt nhất để sản xuất hàng xuất khẩu.
Không thể xem cây cao su như một kẻ "tội đồ"!
Có ý kiến cho rằng, cây cao su hút O2 nhiều hơn lượng O2 nó cung cấp cho môi trường, và là cây nhả CO2 với mức độ làm tăng phát thải, ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường. Nói ngắn gọn thì nhiều người cho rằng cây cao su độc hơn các loài cây khác. Quan điểm cho rằng, cây cao su góp phần làm tăng phát thải khí nhà kính, phát thải nhiều CO2 hơn lượng O2 mà nó đóng góp đã được đưa ra trong một số báo cáo quốc tế. Tuy nhiên, cần phải nói rõ rằng, trong các báo cáo đó, người ta đã tính chu kỳ phát thải carbon trên cao su bao gồm toàn bộ quá trình chăm sóc bón phân, sinh trưởng phát triển của cây và chế biến ra sản phẩm. Do đó, khi tính toán, người ta không chỉ tính sự phát thải khí của cây mà còn tính luôn cả sự phát thải khí trong quá trình chăm sóc, chế biến mủ. Lượng CO2 phát thải từ hai quá trình này được cộng thêm vào dẫn đến lượng CO2 phát thải cao hơn lượng O2 mà cây cao su đã đóng góp cho tự nhiên trong quá trình sống.
Rừng cao su 25 năm tuổi đang cho khai thác mủ 1,8 tấn/ha ở miền Đông Nam Bộ.
Nếu tính theo quan điểm này thì không riêng gì cây cao su mà nhiều cây trồng quan trọng khác cũng bị xem là cây có phát thải khí nhà kính điển hình là cây lúa. Có ai nghĩ rằng cây lúa có độc không? Nhân đây, xin nói về thông tin cho rằng cây cao su còn phát thải khí isopren là một loại khí rất độc, góp phần củng cố cho quan điểm “cây cao su rất độc”. Xin nói ngay là điều này không chính xác. Thông tin này được dẫn từ một số tài liệu trên trang web của NASA, Hiệp hội Royal Society of Chemistry (RSC) và một số báo cáo từ Trung Quốc. Rất tiếc là những người dẫn đã hiểu nhầm ý nghĩa của các bài viết đó.
Bài trên trang web của NASA cho biết rất nhiều loài cây trong tự nhiên, qua quá trình sống đã phóng thích vào không khí những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Chúng có thể kết hợp với một số chất khác gây ô nhiễm không khí. Một trong những chất đó là isoprene, nguyên liệu để cây tổng hợp thành cao su. Bài trên trang web của RSC cũng có những thông tin về isoprene và nói rõ hơn về cao su (poyisoprene) với những lợi ích của nó. Cây phóng thích khí isoprene và cây sản xuất ra polyisoprene (cao su) là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Không thể suy luận rằng cây sản xuất ra polyisopren sẽ phóng thích nhiều isopren. Một số báo cáo tại Trung Quốc và một báo cáo tổng quan được đăng trên tạp chí Journal of Geophysical Research: Atmospheres năm 2018 cho thấy cây cao su có phát thải nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong nhóm monoterpen (isoprene cũng nằm trong nhóm này) nhưng chủ yếu là những chất khác, hàm lượng isoprene phát thải từ cao su là rất thấp, thấp hơn nhiều so với các loài cây khác kể cả cây rừng. Tóm lại, xin khẳng định rằng, cây cao su không độc như những ý kiến phát biểu của một số cá nhân trong thời gian vừa qua. Câu ca dao: “Cao su đi dễ khó về/ Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” không còn phù hợp nữa. Cây cao su trồng trước đây thường ở vùng sâu, vùng xa, rừng thiêng nước độc. Công nhân cao su thời đó gần như ai cũng bị bệnh sốt rét nên xanh xao, bủng beo. Ngày nay, sốt rét rất hiếm, người làm cao su bây giờ ai cũng da dẻ hồng hào, đẹp trai, đẹp gái cả. Và, cuộc sống của người trồng cao su ngày một khá giả, giàu có lên.
Và những ý kiến thiếu thiện chí với cây “vàng trắng”?
Cũng có người nói rằng vì cây cao su có độc nên không có cây gì, con gì sống được dưới tán rừng cao su? Thực tế, trong vườn cao su đang khai thác, người ta ít thấy có cây gì, con gì trong vườn. Tuy nhiên không phải do cây có độc mà vì nhiều lý do khác. Cây cao su cao, tán lá rậm, che bóng, nên các cây cần ánh sáng phía dưới không thể sống được. Các loài cây khác nếu sống được thì cũng bị công nhân, người dân phát dọn dể tránh rắn rết, phòng bệnh rụng lá mùa mưa cho cây. Mủ có mặt trong các bộ phận của cây. Côn trùng không thể tiêu hóa được mủ cao su, khi ăn một thời gian sau chúng sẽ chết. Không có côn trùng thì chim chóc cũng ít đi. Các loài thú rừng khác, do rừng cao su trống vì trồng theo hàng lối, sạch bụi lùm, cộng thêm người đi lại thường xuyên nên chúng sợ, không dám sinh sống.
Bạt ngàn rừng cao su Tây Bắc.
Vì những giá trị trên, cây cao su đã được các nhà khoa học trên thế giới công nhận là cây rừng. Tại Việt Nam của chúng ta cũng đã được Bộ NN-PTNT và các nhà khoa học đều công nhận là cây đa mục đích. Chính vì vậy, việc duy trì và phát triển cây cao su là hoàn toàn đúng đắn trong chiến lược phát triển chung của đất nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo