Khoa học - Công nghệ

Sốc: mảnh vỏ Trái Đất "cõng" Thái Bình Dương đi lạc tận châu Á

Các nhà khoa học Mỹ - Trung Quốc đã khai quật một mảnh vỏ Trái Đất từng là đáy Thái Bình Dương ở độ sâu hơn 410 km, bên dưới lãnh thổ... Trung Quốc.

XE HOT (25/11): Bảng giá xe Toyota tháng 11, 10 xe SUV tiết kiệm nhiên liệu nhất năm 2020 / Bí ẩn ngôi mộ cổ 31.000 năm tuổi ở Áo

Sau khi những dấu vết kỳ lạ được tìm thấy ở độ sâu 200 km ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, nhóm khoa học gia Mỹ - Trung Quốc đã lật ngược lại lịch sử địa chất của hành tinh và xác định được thứ kỳ lạ đang ẩn mình bên dưới lục địa châu Á: đáy đại dương cổ đại!

Như nhiều nghiên cứu cho thấy, vỏ Trái Đất không nguyên vẹn mà được hình thành từ nhiều mảnh lớn nhỏ khác nhau, các mảnh này liên tục di chuyển, thậm chí trượt đè lên nhau, dẫn đến sự thay hình đổi dạng của đại dương và các lục địa: Khi thì chỉ có 1 siêu lục địa và 1 siêu đại dương; khi thì lại tách ra nhiều lục địa, nhiều đại đương như ngày nay.

Sốc: mảnh vỏ Trái Đất cõng Thái Bình Dương đi lạc tận châu Á - Ảnh 1.

Mô hình cho thấy cách mảng kiến tạo từng cõng một phần Thái Bình Dương đã bị Trái Đất nuốt chửng - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Các mảnh vỏ Trái Đất ấy được gọi là "mảng kiến tạo". Sự di chuyển của chúng chính là hoạt động kiến tạo mảng, một trong những yếu tố quan trọng giúp hành tinh vận hành trơn tru, nuôi dưỡng sự sống và thúc đẩy các quá trình tiến hóa.

Nhờ vào mạng lưới khổng lồ gồm 300 trạm quan trắc địa chấn ở Đông Bắc Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã dựng nên được một mô hình bất ngờ, cho thấy tồn tại một mảng kiến tạo lạ bên dưới mảng kiến tạo đang "cõng" vùng đất này.

Hàng trăm triệu năm trước, một quá trình gọi là "hút chìm đã xảy ra" khi mảng kiến tạo mang lục địa va chạm với mảng đáy đại dương. Mảng Thái Bình Dương đã thua cuộc, luồn dưới đáy mảng còn lại để tiếp tục đi tới theo phương dốc 25 độ, chui luôn vào lớp phủ của Trái Đất ở độ sâu 410-660 km. Ở cạnh đối diện với phía va chạm lục địa, mảng đáy Thái Bình Dương này có thể cũng va chạm với một mảng đại dương khác và bị hút chìm theo cách tương tự.

Theo tiến sĩ Fenglin Niu từ Đại học Rice (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, rất có thể mảng kiến tạo nói trên đã đem luôn một phần đại dương, bao gồm cả nước xuống bên dưới. Phát hiện này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự vận hành của hành tinh, cũng như cách mà nước được vận chuyển khắp địa cầu - không phải chỉ trên bề mặt.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm