Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để Cần Thơ trở thành trung tâm khoa học công nghệ

DNVN - Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế về khoa học công nghệ, Cần Thơ đang đối diện với những khó khăn, điểm nghẽn trong tiến trình trở thành trung tâm khoa học công nghệ vùng ĐBSCL, chưa đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản...

Đẩy mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Nguồn lực cho phát triển bền vững

Tiềm năng, lợi thế

Theo Sở KH&CN TP Cần Thơ, đội ngũ KHCN của thành phố đang có sự phát triển mạnh về lượng và chất. Thống kê năm 2022, Cần Thơ có 68 tổ chức có hoạt động KHCN với nguồn nhân lực gần 7 ngàn người. Trong đó, tiến sĩ chiếm 14,3%; thạc sĩ 39,3 %; đại học 31,74%, cao đẳng 5,59%... Tiến sĩ được phong hàm giáo sư, phó giáo sư là 213 người, chiếm 3,15% nhân lực KHCN của TP.

Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc tại TP Cần Thơ đang hỗ trợ hiệu quả cho các DN trong lĩnh vực nông, thủy sản, cơ khí …cho toàn vùng ĐBSCL.

Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc tại TP Cần Thơ đang hỗ trợ hiệu quả cho các DN trong lĩnh vực nông, thủy sản, cơ khí... cho toàn vùng ĐBSCL.

Nguồn nhân lực chất lượng cao của TP trong thời gian gần sẽ tiếp tục được cải thiện và phát triển khi Cần Thơ đang có lợi thế nhất vùng với hệ thống 5 trường đại học, 2 phân hiệu đại học,13 trường cao đẳng với 8 trường trung cấp. Trong đó, Trường Đại học Cần Thơ được Trung ương hỗ trợ xây dựng và phát triển thành trường trọng điểm quốc gia theo hướng đa ngành.

Cùng với đó, hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KHCN cũng được TP đẩy mạnh, tập trung nhất vào các lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ thông tin, y tế kỹ thuật cao, công nghệ cơ khí chế tạo máy; công nghệ tự động hóa... để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa TP.

Xác định doanh nghiệp (DN) là trung tâm nghiên cứu, phát triển ứng dụng chuyển giao KHCN, thông qua các chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa; hàng chục công nghệ, quy trình công nghệ được DN hấp thụ và làm chủ, từ đó, doanh thu DN tăng lên khoảng 30%, lợi nhuận tăng 25% so với trước khi được cải tiến áp dụng; khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và chất lượng.

Kết quả khảo sát năm 2020 cho thấy, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao của TP đạt 30,6% tổng giá trị sản phẩm; tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị của TP đạt 13,02%.

 

Cần Thơ đang đầu tư các dự án, chương trình như Trung tâm ứng dụng KHCN, thực hiện vai trò đầu mối trong nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới triển khai vào sản xuất và đời sống; vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc tại TP Cần Thơ đang hỗ trợ hiệu quả cho các DN trong lĩnh vực nông, thủy sản, cơ khí của Cần Thơ và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL;

Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng đang trở thành đơn vị hàng đầu của toàn vùng về cung ứng các dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận chất lượng, sản phẩm hàng hóa, môi trường, công trình…

Cần Thơ hiện có khoảng 25 tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động KH&CN, hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, phân tích thí nghiệm, kỹ thuật và công nghệ, y dược, nông nghiệp...

Hoạt động ĐMST của Cần Thơ thu hút 23 tổ chức đơn vị tham gia quản lý thực hiện các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, 2 quỹ đầu tư khởi nghiệp là Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO (thành lập từ nguồn vốn xã hội hóa nhằm hỗ trợ, bảo trợ và đầu tư vào các DN khởi nghiệp, đối tượng đầu tư của quỹ là các dự án nông nghiệp có ứng dụng công nghệ và các dự án truyền thông, công nghệ thông tin, thương mại điện tử) và Quỹ Các nhà đầu tư cá nhân, thuộc mạng lưới khởi nghiệp Mekong (Statup Mekong), đối tượng đầu tư là các dự án nông nghiệp có ứng dụng công nghệ, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, Blockchain…

Ngành chức năng là Sở KH&CN TP cũng đang tận dụng tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST như đã liên kết với các quỹ đầu tư và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp từ các tỉnh thành và các tổ chức quốc tế như Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp KH&CN Việt Nam – SVF, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo –ITI Fund (quản lý bởi công ty CP 4M), Shinhan Future Lab VietNam (Hàn Quốc), Công ty cổ phần Trung tâm ươm tạo Khởi nghiệp sông Hàn… Đồng thời, kết nối với 14 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó, có 5 tổ chức có không gian làm việc chung (Co-Working Space) như mô hình thúc đẩy ĐMST và khởi nghiệp CASTI HUB; Không gian sáng chế Trường Đại học Cần Thơ (MIS-CTU), Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc…

 

Nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ

Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế về KH&CN, Cần Thơ đang đối diện với những khó khăn, điểm nghẽn trong tiến trình đưa Cần Thơ thành trung tâm KH&CN vùng ĐBSCL, đó là sự chưa đồng bộ, yếu và thiếu về hạ tầng kỹ thuật KHCN; nguồn nhân lực KHCN chỉ tập trung vào một số lĩnh vực là thế mạnh như nông nghiệp, thủy sản, công nghệ sinh học, chế biến, nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ khác còn nhiều hạn chế; cơ chế tài chính đang là điểm nghẽn cần được tháo gỡ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển KHCN;

Việc phát triển doanh nghiệp KHCN, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học còn nhiều khó khăn do vướng mắc trong định giá kết quả nghiên cứu và các chính sách về thuế và đất đai; hơn 90% DN trên địa bàn là DN vừa và nhỏ, quy mô, tiềm lực tài chính DN còn hạn chế nên chưa gặp khó khăn trong việc đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Tiến sĩ Ngô Anh Tín – Giám đốc Sở KH&CN Cần Thơ cho biết, TP đang có rất nhiều dự án KHCN được thực hiện trong thời gian tới để thúc đẩy nhanh việc đưa Cần Thơ trở thành Trung tâm KHCN toàn vùng. Đó là dự án tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN; dự án nâng cấp mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin KH&CN; dự án Sàn giao dịch công nghệ; dự án Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Thành phố cũng đang xúc tiến và thành lập Trung tâm Khởi nghiệp và ĐMST TP Cần Thơ giữ vai trò đầu mối trong việc kết nối khai thác các nguồn lực cho khởi nghiệp và ĐMST nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và ĐMST cho TP và vùng ĐBSCL.

 

Để tạo bước phát triển đột phá, Cần Thơ cần tập trung đào tạo nguồn lực KHCN, phát huy trí tuệ của cán bộ KHCN của các viện, trường; đẩy mạnh việc ứng dụng các sản phẩm KHCN; đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KHCN nhất là đầu tư của các DN cho KH&CN; khuyến khích hỗ trợ các DN ứng dụng KHCN và ĐMST, các mô hình kinh doanh mới, gắn với hoạt động khởi nghiệp ĐMST với phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế địa phương; thúc đẩy việc hình thành và phát triển lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, doanh nghiệp KH&CN mạnh, có tiềm năng.

Nói về các giải pháp trọng tâm để phát triển KHCN, Tiến sĩ Phan Công Khanh - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV cho rằng, cần có cơ chế chính sách thỏa đáng để phát triển KHCN&ĐMST, tập trung đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; cải thiện nâng cao chỉ số về giáo dục; xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, liên kết vùng trong phát triển. Trong đó, Cần Thơ phải giữ vai trò trung tâm, động lực phát triển kinh tế xã hội cho toàn vùng, là trung tâm KHCN của vùng ĐBSCL.

Hòa Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm