Doanh nhân

Khối EU thống nhất viện trợ 1 tỷ euro cho người tị nạn

Hôm nay 24-9 hãng tin Reuters đã dẫn Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết rằng, Lãnh đạo các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cam kết viện trợ ít nhất 1 tỉ euro (1,1 tỉ đô la Mỹ) cho người tị nạn tại các nước láng giềng của Syria thông qua Cao ủy Liên hiệp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR ) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP). Đây là cách mà EU đang giải quyết vẫn đề chung của khối ở thời điểm hiện tại.

"EU sẽ thành lập các trung tâm đặc biệt tiếp nhận người di cư tại các nước tuyến đầu từ cuối tháng 11-2015 và thắt chặt kiểm soát đường biên giới vòng ngoài EU bằng việc sử dụng nhân sự và thiết bị từ các nước thành viên. Ông Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cũng cho biết sẽ tổ chức cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vào ngày 5-10, một phần trong nỗ lực hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hạn chế lượng người di cư đến Hy Lạp.

Tuyên bố trên được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp EU ngày 23-9, kêu gọi nối lại nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt cuộc chiến Syria - đã khiến 12 triệu người phải rời bỏ nhà cửa - đồng thời kêu gọi thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc tại Lybia. Trả lời họp báo sau hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp EU, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải là thành phần của bất cứ cuộc đàm phán nào về chấm dứt xung đột tại Syria.

EU sẽ viện trợ 1 tỷ euro cho dân tị nạn

EU sẽ viện trợ 1 tỷ euro cho dân tị nạn

Không có tương lai tại Thổ Nhĩ Kỳ, người tị nạn muốn đến châu Âu

Hiện, Thổ Nhĩ Kỳ đang chứa gần 2 triệu người tị nạn, chủ yếu là người Syria. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp các trại cứu trợ cho những người tị nạn nhưng những người tị nạn nói họ không chỉ cần thức ăn và nước uống, họ muốn có một tương lai và cuộc sống đàng hoàng. Vì vậy, họ tìm cách đến các nước châu Âu.

Người tị nạn cho biết họ được cứu trợ tại Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không tìm được công ăn việc làm. Một số người nói họ đã cố gắng nhiều tháng để có công việc đàng hoàng nhưng thất bại. Một số người tị nạn than phiền bị các doanh nghiệp địa phương bóc lột, họ chỉ được nhận mức lương bằng phân nửa dân địa phương. Hàng trăm người tị nạn đang cắm trại ngoài trời tại tỉnh biên giới Edirne (Thổ Nhĩ Kỳ) chờ cơ hội vào Hy Lạp hay Bulgaria bằng đường bộ.

EC xem xét trừng phạt 19 nước vi phạm luật tị nạn châu Âu

Ngày 23-9, EC thông qua 40 thủ tục pháp lý cáo buộc 19 nước EU vi phạm Hệ thống tị nạn chung châu Âu (CEAS). EC cho rằng các nước này - trong đó có Đức, Pháp, Ý,  Áo và Hungary - đã vi phạm quy định về khu vực tự do đi lại trong EU, còn gọi là khu vực Schengen. Để đối phó với làn sóng người tị nạn ở châu Âu, Hungary đã xây hệ thống rào thép gai dọc biên giới với Serbia. Trong khi đó, Đức tạm dừng thực hiện quy định Dublin liên quan đến việc trả người tị nạn về nước đầu tiên trong khu vực Schengen mà họ đặt chân tới, đồng thời tái khởi động kiểm soát biên giới.

Vấn đề dân tị nạn

Dân tị nạn trở thành vấn đề chung của cả khối EU

Phát biểu tại cuộc họp báo tại thủ đô Brussels (Bỉ) ngày 23-9, Phó Chủ tịch EC Frans Timmermans cho biết EC muốn kiểm soát chặt chẽ đối với các nước đã vi phạm hiệp ước Schengen về một châu Âu không biên giới. Ông Timmermans nhấn mạnh: "Quy định Dublin cần được áp dụng chính xác bởi tất cả thành viên. Đây là cách để khôi phục lòng tin trong khu vực Schengen, đồng thời tăng cường quản lý khu vực biên giới bên ngoài EU". Ông Timmermans cho biết thêm châu Âu sẽ có lực lượng bảo vệ bờ biển vào cuối năm nay và EC sẽ tăng thêm nguồn lực cho Cơ quan kiểm soát biên giới Frontex. Châu Âu đang vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Theo thống kê của Tổ chức di cư thế giới, gần nửa triệu người từ các nước đang trải qua nội chiến và đói nghèo tại Trung đông và châu Phi đã đến châu Âu kể từ đầu năm nay và dự báo con số này sẽ lên trên 1 triệu người vào cuối năm."

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo