Góc nhìn

Kinh tế Việt Nam cải thiện nhưng dưới tiềm năng

Sáng nay (24/3), trong buổi họp báo về Tình hình Phát triển Kinh tế châu Á-Việt Nam năm 2015, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra bản báo về Triển vọng Phát triển châu Á năm 2015, trong đó có đánh giá về viễn cảnh kinh tế của Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam cải thiện nhưng dưới tiềm năng

 
 Bản báo cáo đánh giá, trong năm 2014, kinh tế Việt Nam có bước phát triển cải thiện, đạt tăng trưởng với tốc độ 6 %, mức cao nhất kể từ năm 2011. Công nghiệp tăng trưởng 7,1% so với 5,4% trong năm2013. Đầu tư nước ngoài trực tiếp (FID)đã góp phần nâng tốc độ tăng trưởng khu vực chế tác lên 8,5%. Cầu bất động sản hồi phục làm cho khu vực xây dựng tăng trưởng 7,1%. Còn ngành nông nghiệp cũng tăng trưởng mạnh ở mức 3,5% nhờ gia tăng xuất khẩu các sản phẩm cá và tôm. Về lĩnh vực dịch vụ, tăng trưởng lại thấp hơn năm 2013, chỉ đạt 6%. Về phía cầu, tiêu dùng cá nhận đã tăng tốc lên 6,1% , cho thấy lòng tin của người tiêu dùng đã cải thiện. 
 
 
  Chuyên gia kinh tế quốc gia Ngân hàng ADB - Dominic Mellor đang trình bày báo cáo.
 
Ngoài ra, tỉ lệ lạm phát cũng giảm xuống còn trung bình 4,1% trong năm 2014, thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Có được điều này là nhờ ngành sản xuất lương thực đạt được hiệu quả tốt và giá dầu cũng như hàng hóa trên thị trường thế giới giảm. Đến cuối năm 2014, mức lạm phát chỉ còn 1,8%.
 
Tuy nhiên, ông Dominic Mellor – Chuyên gia kinh tế quốc gia Ngân hàng ADB cơ quan thường trú tại Việt Nam nhận định rằng: Mặc dù tình hình kinh tế đã được cải thiện nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển dưới tiềm năng.
 
Theo báo cáo, tăng trưởng GDP dự báo sẽ đạt 6,1% trong năm 2015 và 6,2% trong năm 2016 nhờ vai trò động lực quan trọng từ FDI. Số liệu từ Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết, số vốn FDI mới cam kết đã tăng lên 15,6 tỉ USD trong năm 2014, trong khi thêm 4,6 tỉ USD được cam kết hỗ trợ cho các dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động.
 
Trong khi đó, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam phát biểu: “Tình hình kinh tế được cải thiện ở những nền kinh tế lớn - đặc biệt là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - sẽ tạo động lực cho xuất khẩu, song tác động tích cực này sẽ phần nào bị giảm sút do tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc. Việt Nam cũng được hưởng lợi từ giá dầu thế giới thấp, làm tăng thu nhập khả dụng của người dân và giảm chi phí hoạt động kinh doanh”.
 
ADB cho rằng, xuất khẩu sản xuất chế tác sẽ tiếp tục gia tăng, do 76% số vốn FDI giải ngân trong năm ngoái đều hướng vào hoạt động sản xuất chế tác.
 
Giá dầu hạ - động thái tích cực cho nền kinh tế
 
Theo nhận định của ADB, giá dầu thế giới hạ trong năm 2014 là một động thái tích cực cho nền kinh tế Việt Nam .  
 
Chuyên gia kinh tế quốc gia Dominic Mellor nhận định: “Giá nhiên liệu giảm góp phần làm tăng thu nhập khả dụng của các hộ gia đình, kích thích tiêu dùng, và giảm chi phí cho nhiều doanh nghiệp, giúp cải thiện lợi nhuận và đầu tư”. 
 
Việt Nam sản xuất khoảng 350.000 thùng dầu/ngày và là nước xuất khẩu ròng dầu thô, song Việt Nam cũng là nước nhập khẩu ròng các sản phẩm dầu lửa tinh luyện.  
 
Theo ước tính của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tiết kiệm chi phí sản xuất trong nước có thể đạt tới 3% trong năm nay do chi phí nhiên liệu giảm. Tuy nhiên, theo ADB, giá dầu giảm cũng làm cho thu ngân sách của chính phủ bị ảnh hưởng, song chính sách tài khóa sẽ vẫn tiếp tục theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 
Khu vực dịch vụ cũng hưởng lợi nhờ giảm giá nhiên liệu và vận tải. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng được hỗ trợ từ việc giảm chi phí nhiên liệu và vận tải, song tăng trưởng nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng tiêu cực từ giá lương thực thấp và các vấn đề trở ngại trong lĩnh vực vận tải và hạ tầng thương mại.
 
ADB cũng nhận định, kim ngạch xuất khẩu nông sản và dầu thô có xu hướng giảm trong khi nhập khẩu gia tăng để đáp ứng nhu cầu trong nước mạnh lên và cung cấp đầu vào cho sản xuất – mặc dù phần nào được bù đắp bởi giá nhập khẩu dầu lửa và hàng hóa cũng giảm. Do vậy, xuất siêu và thăng dư tài khoản vãng lai dự báo sẽ giảm trong giai đoạn dự báo.
 
Ngoài ra, theo báo cáo của ADB, lạm phát tiếp tục giảm trong hai tháng đầu năm 2015 xuống mức trung bình 0,6% so với cùng kỳ năm trước do giá lương thực và vận tải đều giảm. Tính cho cả năm, lạm phát dự báo sẽ ở mức 2,5%. Tuy nhiên, ADB cho rằng, lạm phát sẽ tăng tốc nhanh lên mức 4% trong năm 2016 khi cầu trongnước và giá dầu thế giới đều tăng.
 
ADB cũng dự đoán rằng, trong trung hạn sẽ có động lực mới cho hoạt động thương mại và đầu tư xuất phát từ các hiệp định thương mại tự do mới, lộ trình hội nhập của Việt Nam vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ cuối năm 2015 và kế hoạch dỡ bỏ dần hạn chế tỉ lệ sở hữu nước ngoài đối với bất động sản và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
 
Tuy nhiên, theo nhận định của ADB, về lâu về dài, Việt Nam có đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hay không phụ thuộc vào khả năng quản trị doanh nghiệp và cải cách cơ cấu sâu rộng hơn, cũng như khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước hội nhập vào chuối giá trị toàn cầu.
 
Theo VnMedia
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo