Bất động sản

Bất động sản xanh đẩy nhanh tiến trình Net Zero

DNVN - Là lĩnh vực phát thải lớn, ngành bất động sản (BĐS) đang đứng trước yêu cầu chuyển mình vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Việt Nam. BĐS xanh từ một “thông điệp marketing” dần trở thành đòi hỏi tất yếu trong bối cảnh chuyển dịch xanh lan rộng đến nhiều lĩnh vực.

Kỳ vọng thị trường bất động sản công nghiệp năm 2024 / Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng sau Tết, thị trường đã ấm lại?

DxHub™ với chủ đề “BĐS xanh và hướng dẫn áp dụng chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam” sẽ được FPT Digital phối hợp cùng Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) tổ chức ngày 13/3 tới đây nhằm cập nhật thông tin và định hình hướng phát triển BĐS xanh cho doanh nghiệp.

Chương trình có sự tham gia của bà Đỗ Ngọc Diệp - Quản lý Chương trình Công trình xanh tại Việt Nam, Campuchia, Lào, Mông Cổ và Thái Lan, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) với tham luận cập nhật về thị trường Bất động sản xanh và xu hướng phát triển của ngành; ông Vũ Hồng Phong - Chuyên gia công trình xanh, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) với tham luận Hướng dẫn áp dụng Bất động sản xanh tại Việt Nam: Các ví dụ điển hình.

Về phía FPT Digital, ông Vương Quân Ngọc - Giám đốc Tư vấn, FPT Digital sẽ tham gia với tham luận Bất động sản Khu công nghiệp tại Việt Nam và các khuyến nghị tăng trưởng xanh.

Sự kiện "Bất động sản xanh và hướng dẫn áp dụng chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam" do FPT Digital tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 13/3/2024.

Theo thống kê của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), tính đến năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 396 công trình đạt chứng nhận “xanh” theo tiêu chuẩn của các chứng nhận EDGE, GREEN MARK, LEED. Để đạt các chứng chỉ này, chủ đầu tư phải chứng minh công trình tiêu thụ tài nguyên, nước và năng lượng ở mức nhất định.

Tỷ lệ công trình xanh được dự báo sẽ tăng mạnh trong vài năm tới. Giảm phát thải carbon đến từ các công trình xây dựng được chính phủ và tư nhân các nền kinh tế nhận định là nhu cầu cấp thiết nhằm góp phần đạt được các mục tiêu khí hậu đề ra. Để đạt được mục tiêu Net Zero trong ngành bất động sản, các doanh nghiệp có lộ trình rõ ràng, xác định các mục tiêu cụ thể.

Ông Vũ Hồng Phong, Chuyên gia công trình xanh, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) tin rằng, nếu được định hướng ngay từ đầu, công trình hoàn toàn có tiềm năng đạt hiệu quả cao về năng lượng, nước và vật liệu xây dựng mà không làm gia tăng chi phí hoặc chỉ tăng ở mức 1-2%.

Với hàng loạt động thái của Chính phủ và các bộ ngành liên quan, chuyển đổi xanh trong lĩnh vực BĐS và xây dựng đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Cam kết cắt giảm phát thải, giữ vững môi trường, phát triển bền vững đang trở thành "luật chơi mới"cho những ai muốn đi xa trong lĩnh vực BĐS trong nước và toàn cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa chính doanh nghiệp BĐS cũng cần có chiến lược mới để thích ứng, gia tăng năng lực cạnh tranh.

Không chỉ cập nhật các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực Bất động sản, DxHub™ về “BĐS xanh và hướng dẫn áp dụng chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam” còn chia sẻ về cơ hội và thách thức của thị trường Bất động sản xanh hiện đại. Dựa trên kinh nghiệm triển khai thực tiễn tại Việt Nam và trên thế giới, các chuyên gia sẽ đưa ra những khuyến nghị để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong từng doanh nghiệp.

Sự kiện diễn ra vào lúc 13:30 ngày 13/3/2024 tại hội trường tầng 8, Tòa nhà FPT Tower, 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội. Doanh nghiệp quan tâm có thể tìm hiểu chi tiết và đăng ký tại: https://digital.fpt.com/dxhub

Quỳnh Trang
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm