Cổ phiếu bất động sản: Còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Nửa đầu năm thu lãi khủng, Tập đoàn Sao Mai tiếp đà mua thêm 27 triệu cổ phiếu IDI trước thềm chia cổ tức / Cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước, vì sao ế?
“Ở các nước khác trên thế giới thì các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản (BĐS). Thời gian qua, các doanh nghiệp BĐS phụ thuộc nhiều vào nguồn vay tín dụng ngân hàng do nguồn vốn huy động tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn”, ông Châu nhận xét.
Chủ tịch HoREA, ông Lê Hoàng Châu có những chia sẻ trong hội thảo (Ảnh: AN).
Theo các chuyên gia nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng vẫn còn những rủi ro ảnh hưởng đến sự tăng trưởng này như chiến trang thương mại Trung-Mỹ vẫn đang gay gắt. Trong thời đại giao thoa giữa các nền kinh tế như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ít nhiều cũng bị ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới.
Theo đánh giá của TS. Bùi Quang Tín (Đại học Ngân hàng TP.HCM), ngân hàng quy định về vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm từ 45% xuống 40%, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản từ mức 150% lên 200%. Chính điều này sẽ khiến vốn tín dụng vào bất động sản sẽ hẹp hơn.
Tuy nhiên, ông Tín vẫn lạc quan cho rằng, trong chính sách vốn từ thị trường chứng khoán, vị thế của thị trường tài chính Việt Nam hứa hẹn sẽ tác động đến khả năng hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, cũng như cải thiện thanh khoản của thị trường. Nguồn vốn FDI đổ vào lĩnh vực BĐS tiếp tục có chiều hướng tăng cao trong thời gian tới và khá đa dạng, từ phát triển nhà ở đến sản xuất công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và du lịch.
Điển hình như những thương vụ giao dịch được công bố trong thời gian qua: nhà đầu tư Nhật Bản Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad hợp tác cùng Nam Long; Sanyo Homes và Tiến Phát; mới đây là liên doanh giữa Mitsubishi Corporation và Phúc Khang.
Ở góc độ là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cổ phiếu, ông Trương Hiền Phương - Giám đốc Môi giới Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam, Chi nhánh TP.HCM cho rằng: “Nếu các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu thì điều đầu tiên hãy xem chi tiết về doanh nghiệp mà mình quan tâm, tìm hiểu kỹ về “sức khỏe” của DN đó và cuối cùng là chờ đợi khi nào thị trường có điều chỉnh hợp lý thì mình mua vào.”
Theo ông Phương, tăng trưởng tín dụng hiện nay đã tăng đến 12% và có thể sẽ tiếp tục tăng. Giao dịch căn hộ của 3 quý vừa qua đã tăng nhẹ 5% so với cùng kì năm trước (theo báo cáo CBRE) do dòng vốn cho bất động sản đã được khơi thông. Trong 5 năm trở lại đây, tín hiệu tăng trưởng GDP rất tốt, vì thế sẽ kéo theo tốc độ phát triển của cổ phiếu BĐS.
Hiện nay, các doanh nghiệp BĐS đang mở rộng nguồn vốn không chỉ là từ tín dụng ngân hàng, mà còn thị trường chứng khoán, vốn từ quỹ đầu tư ngoại. Vì vậy việc phân bổ lựa chọn nguồn vốn sẽ tránh phụ thuộc vào một nguồn tài chính, giảm thiểu các rủi ro.
“Các doanh nghiệp hiện nay đã chủ động “bung” tiền nhiều hơn vào các dự án BĐS, đây là một trong những tín hiệu vui, chỉ sợ DN không có dự án để bán mà thôi”- ông Phương nhận định về tình hình thời gian qua của nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Chuyên gia chia sẻ về tình hình BĐS hiện nay và cơ hội để đầu tư vào cổ phiếu BĐS (Ảnh: AN)
Trước đó, chiều ngày 30/11, hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản” lần 2 do Tạp chí Thương Gia và Công ty chứng khoán KIS Việt Nam phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Đây là hội thảo nằm trong chuỗi hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư”, sự kiện được tổ chức định kỳ mỗi quý 1 lần. Tại hội thảo lần này, có sự tham dự của các chuyên gia, diễn giả và lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo