Khách hàng "mua nhà không móng” có an toàn không?
Huy động vốn trái phép có thể bị xử lý hình sự
Trước đó, để tránh tình trạng chủ đầu tư thực hiện giao dịch mua bán nhà ở khi chưa đủ điều kiện huy động vốn, ngày 22/2/2019, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đã có Công văn số 585/SXD-TTrXD đề nghị các chủ đầu tư của dự án phải hoàn thành đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật mới được giao dịch sản phẩm.
Bên cạnh đó, trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh về chế tài để xử lý việc đặt cọc giữ chỗ tại các dự án nhà ở khi đầu tư chưa đủ điều kiện, Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định tại Khoản 5, Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì một trong các hành vi bị cấm là: Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.
Một dự án chưa thực hiện triển khai thi công xong phần móng.
Tiếp đó, tại Khoản 6 Điều 26 Luật Nhàở 2014 quy định chủ đầu tư dựán xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng kinh doanh sản phẩm của dựán, bàn giao nhàở và các giấy tờ liên quan đến nhàở giao dịch cho khách hàng; thực hiện giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhàở và kinh doanh quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Đồng thời, tại Khoản 1, Điều 179 Luật Nhàở 2014 đã quy định: Người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Bộ Xây dựng khẳng định đã đủ chế tài xử phạt đối với các hành vi nêu trên.
Chủ đầu tư cần tuân thủ Luật
Trao đổi với PV Doanh nghiệp Việt Nam, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Tinh Thông Luật (Đoàn luật sự TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, các loại hợp đồng có tên như: Hợp đồng góp vốn, hợp đồng vay, thoả thuận giữ chỗ thiện chí, phiếu yêu cầu tư vấn... là hợp đồng dân sự, phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên khi tiến hành ký kết. Như vậy, mặc dù khi ký kết các hợp đồng có tên nêu trên là dựa trên sự tự nguyện của các bên nhưng xét về nội dung thì có thể đã vi phạm các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở… Do đó, có thể nói các hợp đồng này bất hợp pháp và việc chủ đầu tư thông qua các sàn môi giới để thu tiền từ khách hàng tại dự án là trái quy định pháp luật”.
Theo ghi nhận của PV nhiều dự án vẫn chưa thi công xong phần móng nhưng các công ty đã tiến hành chào bán sản phẩm và nhận tiền giữ chỗ của khách hàng. Mức tiền nhận giữ chỗ có hoàn lại của một số dự án đang triển khai trên thị trường (nếu khách hàng không mua sẽ được trả lại tiền) từ 30 -50 triệu/sản phẩm.
Cũng theo Luật sư Bình, tại Luật Kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư ký hợp đồng huy động vốn để phát triển nhà ở thì phải có biên bản nghiệm thu về việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng theo tiến độ dự án (đối với nhà ở liền kề/thấp tầng) và chủ đầu tư phải nộp hồ sơ hợp lệ đề nghị Sở Xây dựng chấp thuận được phép bán; phải có thông báo đủ điều kiện bán của Sở Xây dựng hoặc hết thời hạn mà Sở Xây dựng không trả lời thì mới được phép bán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo