Doanh nhân

Làm sếp là chấp nhận nỗi cô đơn?

Cái cây tìm sự cô đơn trên cao, ngọn cỏ tìm sự đông đảo dưới đất. Ranh giới mong manh giữa cô đơn và cô lập từng khiến bao người từ bỏ chiếc ghế quyền lực nhất để trở thành thường dân vô ưu hơn.

Dù ít hay nhiều thì các chủ doanh nghiệp đều cảm thấy lạc lõng và cô đơn thực sự trong chính tòa nhà đông đúc nhân viên của mình. Có người chấp nhận đồng hành cùng nỗi cô đơn như cái giá của vị trí làm chủ nhưng cũng có người loay hoay tìm niềm vui che lấp đi khoảng trống 8 tiếng công sở dài dằng dặc. Dù sếp bạn có lý tưởng, kiệt xuất hay xây dựng đội ngũ giỏi giang đến đâu, họ vẫn sẽ thèm muốn những người đồng hành thấu hiểu được nỗi khổ tâm của họ.

Một ví dụ điển hình, năm 1985 được coi là nội bộ bất đồng của Apple khi Steve Jobs thất bại trong việc thuyết phục các cổ đông ủng hộ ý tưởng của mình. Dẫn đến, ông lại bị chính HĐQT Apple sa thải và giáng một đòn mạnh vào cái tôi quá lớn của ông. Một loạt các sản phẩm ra đời thời đó thất bại và mờ nhạt đến nỗi Jobs thay đổi hẳn bản tính cao ngạo để trở lại dẫn dắt con đẻ của mình tiến lên.

Làm sếp là chấp nhận sự cô đơn

Steve Jobs cuối cùng cũng hết cô đơn giữa những chiến hữu của táo khuyết

Hay như nhà thiết kế đại tài Jonathan Ive luôn phàn nàn về việc Jobs giấu nhẹm các sáng chế của ông. Khi được trả lời về những công nghệ đột phá, Jobs không bao giờ đưa tên Ive như một tác giả thực sự của sản phẩm. Điều đó khiến Ive không hề hài lòng về Jobs và không ít những lần đôi bên tranh luận nảy lửa về tính ích kỷ của Jobs.

Như vậy, sự cô đơn đến một phần từ vị trí nhưng đa phần lại do tính cách của vị sếp đang cai quản doanh nghiệp.

Nhân viên dễ từ bỏ sếp để đi theo lãnh đạo

Rất đơn giản vì lãnh đạo là người do số đông bầu nên, họ có xu hướng thân thiết và tận tụy hơn với lãnh đạo chứ không phải sếp, mặc dù sếp là người trả lương cho mình.

Bỏ sếp đi theo lãnh đạo của mình

Số đông yêu thích lãnh đạo của mình hơn là sếp

Trên cương vị làm chủ, bạn phải gạt bỏ những cảm xúc thông thường hoặc những hoạt động bên lề để kết nối với nhân viên. Do đó, ít nhiều bạn bị “xa rời quần chúng” và các nhân viên không mấy mặn mà với vị sếp khô khan không biết đùa hoặc kiệm cả nụ cười.

Chênh lệch thu nhập luôn là rào cản lớn

Không căng thẳng như mâu thuẫn tư bản chủ nghĩa nhưng nhân viên luôn nghĩ công sức của mình chưa được nhận lại thỏa đáng. Hay chính xác hơn là chủ doanh nghiệp đang ít nhiều tận dụng sức lao động miễn phí của mình.

Chênh lệch thu nhập

Thực tế cho thấy, chênh lệch tiền lương cũng như khoảng cách “giàu-nghèo” luôn là rào cản phi ngôn ngữ giữa đôi bên. Các nhân viên của bạn sẽ sàng hò hẹn rủ nhau đi sắm đồ hay ăn uống tán gẫu mà chẳng hề đả động đến sếp của họ.

Sự tự tin cũng như tự tôn của họ khi bước chân vào cửa hàng giá bình dân là được mua sắm thoải mái, hợp túi tiền với những người đồng cấp chứ không phải những lời chê bôi “hàng chợ” của chị sếp sang trọng.

Vì thế, sếp luôn được gạch tên mỗi lần cấp dưới tổ chức hoạt động ngoài lề, và lẽ đương nhiên chủ đề bàn tán về sếp luôn thu hút sự chú ý của mỗi người khiến câu chuyện rôm rả và đầy vẻ khoái chí sau lưng.

Làm sếp là chấp nhận sự cô đơn

Sự kém cỏi, đố kỵ luôn thường trực trong mỗi người

Chúng ta đều muốn trở nên duy nhất, cao nhất, sáng nhất… thế nhưng khi không thể vượt qua được thì họ dừng lại và giận dỗi, đố kỵ với người giỏi hơn. Các sếp cũng đố kỵ chẳng kém nhân viên của họ, tuy nhiên họ không buông ra lời mà âm thầm hành động.

Nỗi khổ khi làm sếp

Công sở như chốn thị phi mà mỗi người đều có thể đóng góp một câu nửa chừng rồi đám đông sẽ phát triển thành cuốn tiểu thuyết chương hồi. Còn gì thú vị hơn về chủ đề xoay quanh những ông chủ bà sếp của mình? Những người luôn đăm chiêu tìm cách lèo lái công ty của mình đằng sau chiếc áo vest, quần tây cũng là những người đeo tạp dề, quần xắn để lo cho gia đình của mình.

Chấp nhận nỗi cô đơn

Dù muốn hay không, sự cô đơn dường như là một phần không tránh khỏi khi bạn đang ở trên đỉnh. Danh vọng, thành tích mà các sếp đạt được là thứ không thể chối cãi nhưng cái mất của những người giữ vai trò lãnh đạo thì cũng khó mà phủ nhận.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng làm sếp cũng đồng nghĩa với việc phải chậm nhận áp lực công việc và những thiết thòi nhất định về phía mình. Bởi lẽ, các sếp không thể ngồi cùng phòng làm việc với nhân viên để thỏa sức tám chuyện, cũng như ít có thì giờ để tụ tập với bạn bè. 

Ai cũng hiểu rằng cảm giác cô đơn không mang lại lợi ích mà chỉ gây phiền toái cho con người, nhưng không phải người nào cũng tìm được cách để thoát ra. Trong mọi tình huống thì các chuyên gia đều khuyên rằng: "Mái nhà, người thân vẫn là đến đỗ bình yên nhất cho mỗi người. Khi bạn cảm thấy cô đơn, buồn chán đừng ngại ngần bấm máy điện thoại để gọi cho người mà bạn nghĩ tới đầu tiên". 

Hoàng Hà/Trí thức trẻ

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo