Doanh nhân

Làng doanh nhân Việt Nam đầu tiên: Giờ là phế tích

Cự Đà nổi tiếng là một trong những cái nôi “phát tích” các doanh nhân có tên tuổi đầu tiên ở Việt Nam từ những năm Pháp thuộc. Thành đạt, giàu có, họ không tiếc tiền xây dựng làng mình đẹp lung linh như phố thị. Thế nhưng, sau gần 8 thập kỷ, không khỏi ngỡ ngàng khi tìm về làng doanh nhân “phố Cự”.

 

Cự Đà - một trong những cái nôi phát tích những doanh nhân thành đạt đầu tiên ở Việt Nam.

“Phố Cự” ở đây chính là làng cổ Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Nằm tiếp giáp với con sông Nhuệ, một phần tiếp giáp với thị xã Hà Đông, còn phần kia giáp với huyện Thanh Trì. Địa thế “cận thị, cận giang” đã tạo cho Cự Đà một thế mạnh về thông thương, nhưng quan trọng hơn cả, đó là người Cự Đà đảm đang, khéo léo, giỏi làm ăn... đã nhanh chóng đưa làng xã của mình thành một thương hiệu ngay từ thời Pháp thuộc.

 

Ngoài những địa chủ và nhà thầu phất lên nhờ thầu lại ruộng, còn rất nhiều những cự phú với nghề buôn gỗ, buôn vải dọc theo tuyến sông Hồng.

 

Những cái tên doanh nhân thành đạt của Cự Đà xưa như cụ Cự Doanh, sau đó là cụ Cự Chân - một trong những người được coi là tổ nghề của nghề dệt kim Đông Xuân; thế hệ sau nữa là những cái tên Cự Phát, Vũ Từ Đặng... đã đặt nền tảng để tạo dựng tên tuổi Cự Đà khiến cả người Pháp thuở ấy cũng phải kính nể.

 


Làm ăn, buôn bán giàu có, những doanh nhân thành đạt của Cự Đà đã mang tiền của về xây dựng quê hương. Ngay từ những năm 30 của thế kỷ 19, Cự Đà đã trở thành vùng quê giàu có như phố thị, và là ngôi làng đầu tiên có điện ở Việt Nam...

Năm 1929, Cự Đà là thôn đầu tiên có điện để phục vụ cuộc sống. Khi đó, nơi đây chẳng khác gì một khu phố thu nhỏ của Hà Nội. Vào những chiều cuối tuần, các doanh nhân giàu có lại đánh xe hơi về quê để hưởng không khí thanh bình nơi thôn dã.

Ngay kiến trúc trong làng, các bậc cự phú đã xây dựng ở quê những biệt thự theo lối kiến trúc của Pháp, cùng với hệ thống đình chùa được xếp hạng di tích quốc gia. Thậm chí ở đây còn có cả nhà Thọ từ là nơi diễn ra lễ mừng thọ hàng năm, nhà Hội đồng xây theo kiến trúc Pháp để hội họp...

 

Sự giàu sang của những doanh nhân thuở ấy đã góp phần kiến tạo quê hương, và chính những người dân làng nghèo khó không có điều kiện phát triển, đi đây đi đó cũng được thơm lây. Đường thôn ngõ xóm lát gạch chỉ nghiêng, cổng làng nền nếp, nhà cửa san sát, được đánh số hiện đại “như Tây”; giếng làng, bến nước, cây đa... phong thủy hữu tình làm ngất ngây một thuở.

 

Thế nhưng, vật đổi sao dời, thời gian tàn phá, và cơn lốc đô thị hóa đã khiến “phố Cự” thuở nào khoác một diện mạo khác lạ, đối nghịch đến ngỡ ngàng.

 

Con sông Nhuệ thơ mộng, nước trong vắt ngày nào giờ không khác một dòng sông chết. Những bến sông lát đá xanh nguyên khối bây giờ bùn, rác... dồn ứ khỏa lấp chẳng thể nhận ra; những nhà cổ, biệt thự xưa cũng tan hoang, trộc trệch không còn nguyên dạng.

 

 

Hình ảnh một “phố Cự” thời hiện đại khiến khách đa tình không khỏi nguôi ngoai.

 

 

 

Thế nhưng, sau gần tám thập kỷ, một Cự Đà khác hoàn toàn thay đổi...

 

 

 

Những dấu xưa bây giờ là phế tích...

 

 

 

Bến sông xưa được xây bằng những phiến đá xanh nguyên khối...

 

 

 

... bây giờ đã bị khỏa lấp bởi rác thải.

 

 

 

 

Giếng làng cổ kính ngày nào...

 

 

 

Gần với hàng muỗm cổ thụ ngàn năm tuổi...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo