Michelle Kunimoto, nữ sinh gây chấn động ngành thiên văn học
Trong quá trình phân tích các dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler, như một phần của các môn học trong trường Đại học British Columbia, Michelle Kunimoto đã phát hiện ra bốn hành tinh mới ngoài hệ mặt trời chưa từng được khám phá trước đây. Một trong số các hành tinh này có sức hấp dẫn tương tự sao Hải Vương, đủ để giữ một mặt trăng quay quanh quỹ đạo của nó và mặt trăng này có thể hỗ trợ sự sống.
Michelle Kunimoto.
"Tôi phát hiện ra các đường cong ánh sáng trên Kepler mà các nhà khoa học đã bỏ qua", Kunimoto nói. Bằng cách quan sát bằng chứng của sự dịch chuyển trong dữ liệu, Kunimoto phát hiện ra tín hiệu của các hành tinh mà trước đó bị bỏ qua.
"Hai trong số các hành tinh tôi tìm thấy có kích thước ngang trái đất. Một có kích thước ngang sao Thủy và hành tinh còn lại lớn hơn sao Hải Vương một chút", cô nói."Hành tinh đó là thú vị nhất".
Michelle Kunimoto đã phát hiện ra bốn hành tinh mới ngoài hệ mặt trời chưa từng được khám phá trước đây.
"Chúng tôi vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ mặt trăng nào xung quanh các hành tinh mới này", Matthews, một cố vấn cho dự án Kepler chia sẻ.
Quỹ đạo của nó là 637 ngày, cô nói, và nó nằm trong "vùng sinh sống" của ngôi sao chủ đồng nghĩa với việc nhiệt độ của nó có thể hỗ trợ nước dạng lỏng trên bề mặt.
Hiện tại, không hề có nước trên các hành tinh băng giá khổng lồ như Neptune, đó là hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời của chúng ta. Nhưng một hành tinh giống như hành tinh khổng lồ mà Kunimoto vừa phát hiện hoàn toàn có thể có một mặt trăng đủ điều kiện cho con người sinh sống giống như Pandora trong phim Avatar.
Nghiên cứu của Kunimoto đã được đệ trình lên The Astronomical Journal và cô hy vọng có thể tiếp tục nghiên cứu những hành tinh ngoài hệ mặt trời này. Hiện cô đang học năm cuối tại Đại học Bristish Columbia.
Tổng hợp theo Cafebiz/Trí Thức Trẻ/GenK
End of content
Không có tin nào tiếp theo