Doanh nhân

Những doanh nhân có công lớn trong công tác xã hội, làm thay đổi cuộc sống toàn cầu

Tại diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra trong tuần này, danh sách 12 doanh nhân góp công lớn vào công tác xã hội giám hành động để thay đổi thế giới, cải thiện cuộc sống trên toàn cầu đã được công bố...(Tổng hợp theo Cafebiz/Trí Thức Trẻ/BI).

Jean-Marc Borello  là nhà điều hành doanh nghiệp xã hội có quy mô lớn nhất thế giới với tên gọi Groupe SOS. Groupe SOS được điều hành bởi ba tổ chức được thành lập từ năm 1984 là “Phòng chống và chăm sóc người nghiện”, “Chăm sóc và nhà ở” và “Hội nhập và thay thế”.

David Risher, một cựu giám đốc điều hành Microsoft và Amazon, và Colin McElwee, cựu giám đốc marketing của trường kinh doanh ESADE tại Barcelona, Tây Ban Nha. Đã cùng sáng lập ra công ty Worldread vào năm 2010 với mục tiêu là mang kiến thức đến cho nhân loại và góp phần làm giảm tỉ lệ mù chữ trên toàn thế giới.

Luvuyo Rani đã mở rộng Silulo, mạng lưới các quán cà phê Internet và các trung tâm đào tạo cho thanh niên thất nghiệp, với 39 chi nhánh trên khắp Nam Phi. Ngoài việc cung cấp internet nó còn là nơi đào tạo các kỹ năng về công nghệ và tư vấn việc làm.

Nina Smith đã lập lên tổ chức quốc tế mang tên GoodWeave vào năm 1999 nhằm chấm dứt tình trạng lao động trẻ em tại ngành công nghiệp làm thảm tai các quốc gia Châu Á và thị trường tiêu dùng Châu Âu.

Thông qua công ty Daily Dump, Poonam Bir Kasturi trao cho người dân Ấn Độ quyền quyết định giữa sử dụng công nghệ và quá trình tự nhiên trong việc xử lý nguồn rác thải gia đình, coi nó như một nguồn tài nguyên.  Dump Daily bán các sản phẩm chuyên nghiệp được thiết kế giống như túi phân loại rác. Từ khi thành lập năm 2006, gần 30.000 người Ấn Độ đã sử dụng sản phẩm của họ, tiết kiệm hơn 28 tấn chất thải hữu cơ mỗi ngày.

Ron Bills, Giám đốc điều hành của Envirofit, đưa ra một chương trình thí điểm ở Ấn Độ để giới thiệu một loại lò đốt năng lượng sạch.  Các loại lò đốt này tiết kiệm năng lượng và có giá thành rẻ, đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên 40 quốc gia tập trung ở các nước Đông Nam Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh. Hiện nay công ty của ông tiếp tục nhận được hơn 4 triệu đô là để tiếp tục phát triển công nghệ này.

Sergio Arande khởi động dự án Agenda Pública, đây là một chương trình công cộng và hoạt động phi lợi nhuận. Các hoạt động của nó tập trung vào các giải pháp nhằm hỗ trợ chính phủ trong các chính sách về nhà ở, sức khỏe và vệ sinh môi trường.

Simon Bakker là chủ tịch và giám đốc điều hành của Kennemer Foods International. bằng công nghệ hiện đại đã giúp nông dân trồng ca cao ở Philippines khôi phục lại ngành sản xuất đã từng bị bỏ rơi vì thiếu vốn và kỹ thuật.

Sophi Tranchell đã lãnh đạo phong trào thương mại công bằng với chức vụ giám đốc điều hành của Chocolate Divine, một công ty sô cô la của Anh nhưng có 44% cổ phần thuộc sở hữu của Kuapa Kokoo, một hợp tác xã của nông dân ở Ghana sản xuất ra khoảng 6% ca cao của nước này. Doanh thu năm 2015 theo báo cáo đạt 11 triệu đô la, 2% trong số đó được trích để hỗ trợ nông dân sản xuất.

Tracey Chambers đã đào tạo cho 1.240 bà mẹ đơn thân thất nghiệp thông qua công ty The Clothing Bank, công ty của bà có trụ sở tại Nam Phi trang bị cho phụ nữ có thu nhập thấp với các công cụ để khởi tạo các công việc kinh doanh nhỏ của riêng mình.

Tổ chức Orient-Occident Foundation mà Yasmina Filali sáng lập là giúp đỡ nhưng người nhập cư Ma rốc và vùng Sahara sớm hòa nhập vào xã hội. Bằng việc cung cấp các hỗ trợ về văn hóa, giáo dục, đào tạo nghề và hỗ trợ về mặt tâm lý. Mục tiêu của tổ chức là cải thiện sự kết nối xã hội giữa hai miền Đông và Tây.

Luvuyo Rani đã mở rộng Silulo, mạng lưới các quán cà phê Internet và các trung tâm đào tạo cho thanh niên thất nghiệp, với 39 chi nhánh trên khắp Nam Phi. Ngoài việc cung cấp internet nó còn là nơi đào tạo các kỹ năng về công nghệ và tư vấn việc làm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo