Doanh nhân

Những người không nên ăn khoai lang...

Khoai lang tốt cho cơ thể nhưng có những đối tượng không nên ăn khoai lang bởi nó sẽ vô tình phản tác dụng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe...

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Khoai lang được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.

Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”. Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.

Khoai lang có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là ăn vào mùa đông. Ăn khoai có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viên và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời đó, nếu như bạn ăn khoai lang sai cách lại có thể gây hại cho sức khỏe.

Khoai lang tốt nhưng có những đối tượng không nên ăn

Khoai lang tốt cho sức khỏe nhưng có những người không nên ăn

Người bị thận ăn khoai lang

Những người mắc bệnh thận tuyệt đối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu thì chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Khoai lang nhiều tinh bột

Khoai lang chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A

Bên cạnh đó, nguồn tinh bột, đường, kali và cả chất xơ dồi dào trong khoai lang sẽ gây tình trạng tích trữ nhiều canxi và kali trong máu. Hai chất này dư thừa sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của thận.

Người đang đói

Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần nấu khoai đã chín, luộc và nướng thật chín hoặc thêm ít rượu vào nấu để hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là không ăn khoai lang khi đói.

Bên cạnh đó, bạn không nên ăn khoai lang vào buổi tối bởi sẽ dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khoai lang là món ăn quen thuộc, nhưng bạn hãy lưu ý xem mình có nên sử dụng thực phẩm này không để tráng mang bệnh vào người nhé!

Tổng hợp theo Phunutoday

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo