Những "nguyên tắc vàng" để có được đồng nghiệp tốt
Luôn chủ động, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp
Thường sau khi hoàn thành những dự án của mình, bạn sẽ được cấp trên dành cho một khoảng thời gian nhất định để xả stress. Nhưng khi Hà đang thảnh thơi, thì anh trưởng phòng của cô đang bị stress vì một dự án lớn. Hà sẵn sàng đề nghị giúp đỡ anh ấy. Ban đầu, đồng nghiệp còn e ngại. Nhưng chính sự nhiệt tình, thông minh trong xử lý tình huống của Hà đã xóa tan những nghi ngờ của sếp. Sau lần giúp đỡ đó, Hà được trưởng phòng và đồng nghiệp đánh giá cao hành động đẹp này và tất nhiên, khi Hà gặp khó khăn trong công việc, mọi người luôn sẵn sàng giúp đỡ với cô.
(Ảnh minh họa)
Luôn tạo sự thân thiện, xóa nhòa khoảng cách
Theo câu chuyện mà Nga kể, cô là một nhân viên mới, tuy tuổi còn trẻ, kinh nghiệm ít song cô nhận được rất nhiều tình cảm, sự giúp đỡ của đồng nghiệp bởi cô luôn có nụ cười thân thiện. Gặp bất cứ ai cô cũng chào hỏi, từ bác bảo vệ đến cô lao công, ai ai cũng khen Nga dễ gần, tình cảm. Ấn tượng tốt về vẻ ngoài khiến mọi người muốn làm việc cùng và hướng dẫn cho Nga nhiều hơn. Nga luôn nghĩ đơn giản, “nụ cười tạo niềm vui cho mình và mọi người”. Hãy mỉm cười và chào hỏi những người đồng nghiệp gặp ở cơ quan hay bất cứ nơi nào. Đó là cách đơn giản nhất để thể hiện thái độ thân thiện và tích cực.
Chú ý ghi điểm từ những hành động nhỏ
Là nhân viên mới, bạn có thể chưa có quá nhiều công việc, song bạn vẫn có thể ghi điểm với mọi người bằng một số việc làm nhỏ. Như Mai, một cô nhân viên thử việc, hằng ngày dù chẳng ai giao nhưng cô vẫn cần mẫn, đều đặn dọn dẹp phòng nghỉ cho mọi người, lấy nước uống, rửa cốc chén, tìng nguyện đi in ấn, chuyển giao tài liệu cho anh chị cùng phòng… chỉ đơn giản vậy thôi, khi lấy ý kiến của đồng nghiệp, ai cũng bỏ phiếu cho Mai vì sự cần cù, chịu khó. Cô dễ dàng vượt qua 3 tháng thử việc mà không phải chịu quá nhiệu áp lực từ những “ma cũ”.
(Ảnh minh họa)
Khi được giao thực hiện một dự án ít được chú ý, hãy vui vẻ và nỗ lực hết mình
Phòng Khang được giao một dự án lớn, nhưng nếu thực hiện dự án này, nhân viên phải xuống tận cơ sở, sinh hoạt và theo dõi tận 1 tháng. Khi được thông báo về dự án, ai ai cũng muốn chối từ. Và tất nhiên, Khang cũng không thấy nó thú vị lắm. Nhưng vì cả phòng chỉ còn mình anh còn “son trẻ”, lại không vướng bận gia đình, nên anh tình nguyện thực hiện. Trong suốt thời gian đó, ngoài kỹ năng và sự nỗ lực của bản thân, Khang còn được giúp đỡ nhiều từ đồng nghiệp. Dự án hoàn thành xuất sắc, Khang được mọi người chào đón và nhắc đến như một nhân viên mẫn cán, xông xáo, biết hi sinh cho người khác. Thêm nữa, qua dự án này khiến sếp chú ý tới Khang hơn. Công việc cũng vì thế thuận lợi. Vậy, sao bạn không thử xông xáo, “liều” như Khang?
Từ bỏ những thói quen gây phiền hà tới những đồng nghiệp xung quanh
Bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của một đồng nghiệp đang tập trung lại bị làm phiền bởi những tiếng nói chuyện, cười đùa hoặc tiếng nói chuyện điện thoại quá lớn? Hẳn đồng nghiệp của bạn sẽ không cảm thấy thoải mái vì điều này. Nếu bạn vô ý nhiều lần thì sẽ tạo sự khó chịu cho đồng nghiệp. Vì vậy hãy ghi nhớ nếu muốn nghe nhạc khi làm việc bạn hãy đeo tai nghe; khi nghe điện thoại bạn hãy nói nhỏ hoặc ra ngoài để tránh ảnh hưởng đến các đồng nghiệp khác. Chỉ những hành động nhỏ vậy thôi, bạn cũng có thể ghi điểm tuyệt đối trong mắt đồng nghiệp của mình. Mọi người sẽ đánh giá bạn ý tứ và tinh tế.
Ghi nhận nỗ lực của đồng nghiệp
Đây có thể là nguyên tắc quan trọng nhất. Dù là trưởng phòng nhưng Dương chưa khi nào quên cảm ơn khi đồng nghiệp giúp đỡ và xin lỗi khi làm phiền họ. Trong mỗi cuộc họp công ty, Dương đều thông báo cho cấp trên biết những nhân viên nào có nỗ lực, có kết quả công việc cao. Chả vậy mà cuối năm, phòng Kinh doanh của Dương gần như 100% nhân viên đều được khen thưởng. Khi được hỏi, nhân viên trong phòng đều ghi nhận, và nói Dương là sếp nhưng biết cách khích lệ động viên và quan tâm đến nhân viên dù là việc nhỏ nhất.
Và cuối cùng, hãy nhớ nguyên tắc vàng khi tương tác với đồng nghiệp trong văn phòng: hãy đối xử với mọi người theo cách bạn muốn mọi người đối xử với mình. Chỉ đơn giản vậy thôi, với 6 điều trên, bạn có thể lấy lòng đồng nghiệp đơn giản. Và chắc rằng cũng nhận được những tình cảm tốt đẹp của đồng nghiệp dành cho bạn
Luôn luôn lắng nghe
Bạn có thể chắc chắn rằng ý tưởng giải quyết vấn đề của mình là tốt nhất nhưng hãy lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp trước khi đưa ra quan điểm của bạn. Điều đó thể hiện sự tôn trọng đồng nghiệp và cho họ thấy bạn đánh giá cao ý tưởng của họ. Trong mỗi lần họp phòng, hay lấy ý kiến về dự án mới, Thanh luôn lắng nghe ý kiến của mọi người rồi mới tổng hợp đưa ra ý kiến của mình. Ý kiến , giải pháp của Thanh luôn được sếp và đồng nghiệp đánh giá cao. “Bí quyết của mình chỉ đơn giản là lắng nghe ý kiến của mọi người, vừa tạo sự tôn trọng, mình vừa học hỏi được rất nhiều”. Thanh chia sẻ
(Ảnh minh họa)
Gần gũi, thân thiện với nhân viên mới
Khi cơ quan có nhân viên mới, chắc hẳn sẽ có nhiều người chú ý. Khi đó bạn hãy mường tương lại những khó khăn, cảm giác của mình trong ngày đầu tiên đi làm, không quen biết ai và thắc mắc về mọi thứ: máy photocopy ở chỗ nào, sử dụng máy fax sử dụng ra sao… Nhân viên mới cũng sẽ trải qua những điều tương tự. Và bạn, với tư cách một người đi trước, có thể giúp đỡ họ bằng tươi cười, hướng dẫn họ khi thấy họ lóng ngóng trong công việc. Là một nhân viên lâu năm, nhưng Nam luôn thân thiện, tận tình với những nhân viên mới. Chả thế, khi nhắc tới Nam, từ những bạn nhân viên mới cho đến những người kỳ cựu đều tỏ ra thiện cảm, bởi anh luôn hòa đồng, giúp đỡ đồng nghiệp nhất và những đồng nghiệp mới.
Tổng hợp theo Em đẹp/Congluan
End of content
Không có tin nào tiếp theo