Những quốc gia có nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản cao nhất
Đầu những năm 2000, giá nhà đất tăng nhanh chóng đã khiến Mỹ và một số khu vực ở châu Âu gặp nhiều rắc rối: nền kinh tế suy thoái nhanh chóng khi thị trường bất động sản phá sản. Mấy năm gần đây, bong bóng bất động sản (BĐS) tại một số thị trường đang bùng nổ, đe dọa toàn bộ nền kinh tế.
1. Australia
Trong khi giá đất tại Australia giảm, giá nhà ở lại tăng lên nhanh chóng. Ngày 20/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng giá BĐS tăng cao có gây ra “giá trị ảo” trong thị trường BĐS.
Ở Sysdney, thành phố đông dân nhất của Australia, giá nhà ở tăng trung bình 13% năm 2013 lên mức kỉ lục 718.122 USD/căn hộ. Mức giá này cao hơn mức giá trung bình ở London (536.236 USD/căn hộ)
IMF nhấn mạnh, thị trường BĐS nóng lên kéo theo nguy cơ bùng nổ bong bóng BĐS, trong đó có khu vực Melbourne và Brisbane. IMF thúc giục các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản đầu tư BĐS để đảm bảo rằng các ngân hàng duy trì các tiêu chuẩn cho vay một cách nghiêm ngặt.
Vào tháng 9, các quan chức của Ngân hàng trung ương Australia khuyến cáo các ngân hàng không nên quá vội vàng cung cấp các khoản thế chấp cho khách hàng vì lãi suất thấp ở mức thấp kỉ lục cản trở việc tăng cường mua đầu cơ.
2. Brazil
Giá nhà ở tại các thành phố lớn của Brazil như Sao Paulo và Rio de Janeiro đã tăng tương ứng 188% và 230% kể từ tháng 1/2013. Trong khi thị trường thế chấp của Brazil còn khá non trẻ, các khoản nợ thế chấp đã tăng lên mức kỉ lục 15%.
Giá BĐS ở Brazil đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Tuy nhiên, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã bác bỏ những lời cảnh báo về nguy cơ của một bong bóng BĐS và tiếp tục thay đổi chính sách để khuyến khích nhu cầu, như là tăng mức giá giới hạn mua nhà ở.
3. New Zealand
Đầu những năm 2000, chính sách tín dụng dễ dãi đã thổi giá nhà đất lên cao, cuối cùng bong bóng đã bùng nổ và gây ra sự suy thoái kinh tế toàn cầu sâu sắc.
Chi phí vay cực thấp đã giúp New Zealand phục hồi. Tuy nhiên, chính sách này hiện nay đã đẩy giá nhà ở lên cao hơn. Giá BĐS ở Aucklan tăng 17%, còn ở Christchurch tăng 8% năm 2013.
Tháng 10, chính phủ New Zealand đã phải thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay, buộc các ngân hàng phải kéo dài thời gian hơn để phê duyệt các khoản thế chấp cho người vay.
4. Trung Quốc
BĐS tại nền kinh tế lớn thứ hai này được cho là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất.
Theo số liệu nhà đất mới nhất được công bố tháng 11, giá BĐS trong tháng 9 tại Trung Quốc có tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 3 năm qua. Giá BĐS tại Bắc King tăng 16%, ở Thượng Hải tăng 17%, và ở Thâm Quyến tăng 20% so với hồi đầu năm 2013.
Nhiều người lo ngại rằng bong bóng BĐS đang sôi sục trong thị trường BĐS của Trung Quốc. Tuy nhiên, không giống như bong bóng BĐS ở Mỹ đầu những năm 2000, các khoản nợ thế chấp nhà ở duy trì ở mức thấp. Người Trung Quốc thường giành các khoản tiết kiệm bằng cách vào đầu tư BĐS thay vì chơi chứng khoán.
Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng hạ giá BĐS, song giá cả vẫn tiếp tục tăng. Chính phủ nước này vẫn đang xem xét việc cho phép các ngân hàng thiết lập mức lãi suất riêng để tăng tính cạnh tranh cho thị trường.
5. Mỹ
Nhiều người cho rằng giá BĐS ở Mỹ vẫn đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2007, tuy nhiên, mức giá BĐS vẫn đang tăng lên ở một số khu vực của Mỹ. Việc này đã khiến Richard Fisher - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thừa nhận những tín hiệu rõ ràng của bong bóng BĐS.
Fisher nói rằng giá nhà đất tại Texa và các thành phố khác tại Mỹ đang tăng lên. Ông cũng cảnh báo rằng chính sách nới lỏng tiền tệ của Fed, giúp giữ lãi suất các khoản thế chấp ở mức rất thấp, có thể gây ra lạm phát BĐS. Mức giá trung bình cho một căn hộ cho một gia đình hiện tại tăng thêm 12,5% trong quý 3 kể từ đầu năm lên 207.300 USD/căn hộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo