Doanh nhân

Núi lửa ở Nhật Bản "thức giấc"

Núi lửa Shindake đã phun trào trở lại sau gần 1 năm "yên giấc" khiến 137 người dân trên đảo Kuchinoerabujima phải sơ tán

khoảng 10h sáng ngày 29/5 núi lửa Shindake trên đảo Kuchinoerabujima (cách thủ đô Tokyo khoảng 1.000km về phía tây nam) đã phun trào trở lại, tạo nên cột tro bụi cao tới 9km. Vụ phun trào của núi lửa Shindake đã khiến 137 người dân trên đảo phải sơ tán, cùng với đó là hàng loạt tàu thuyền và chuyến bay phải chuyển hướng.

Cơ quan Khí tượng học Nhật Bản (JMA), đã nâng cảnh báo phun trào của núi lửa Shindake lên cấp 5 – cấp cao nhất trong hệ thống cảnh báo của nước này.

Ảnh núi lửa Shindake phun trào đăng trên mạng xã hội Twitter.

Núi lửa Shindake phun trào lần đầu tiên vào năm 1980. Lần gần đây nhất núi lửa này hoạt động là tháng 8/2014. Sinh sống trên đảo Kuchinoerabujima có khoảng 140 người và toàn bộ đã phải sơ tán vì lần phun trào mạnh này.

Các nhà chức trách cho biết dung nham của ngọn núi lửa này đã chảy xuống đại dương và cảnh báo các vụ phun trào lớn hơn có thể xảy ra, nên mọi người dân cần “hết sức thận trọng”. Hiện không ai bị thương vì dung nham, đất đá và khí nóng từ núi lửa đã tràn đến bờ tây bắc của hòn đảo. Giới chức đang dùng trực thăng để khảo sát và đánh giá thiệt hại.

Khối tro bụi khổng lồ do núi lửa phun trào - Ảnh: Cơ quan địa chất Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hoạt động địa chấn mạnh nhất trên thế giới. Đồng thời nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo địa chất của Trái Đất và đỉnh của Vành đai Lửa Thái Bình Dương, người dân Nhật Bản luôn gắn cuộc sống của mình với động đất, núi lửa, sóng thần. Tháng 9 năm ngoái, núi lửa Ontake ở miền trung Nhật Bản cũng thức giấc, làm 57 người thiệt mạng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo