Nước mía "siêu sạch" hay "siêu vi khuẩn"?
Kết quả trên được Trung tâm sắc ký Hải Đăng kiểm nghiệm trong tháng 6. Theo ông Huỳnh Ngọc Trưởng - Trưởng Phòng Kiểm nghiệm Vi sinh thuộc Trung tâm sắc ký Hải Đăng, các chỉ số vi sinh trong mẫu kiểm này đều cao hơn từ 1.000 đến 10.000 lần so với chỉ tiêu về "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm" của Bộ Y tế. Với lượng vi sinh lớn như vậy có thể gây nguy cơ loạn khuẩn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa cho người khi uống phải.
Một kết quả kiểm nghiệm khác của Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM thực hiện trong 2 năm qua cũng cho thấy lượng vi sinh vật hiếu khí, khuẩn Coliforms, E.Coli vượt mức cho phép.
Một thực tế không thể phủ nhận rằng, nước mía là loại thức uống quá quen thuộc với người Việt Nam và được phổ biến ở khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là ở khu vực đô thị. Chính vì vậy, việc nước mía nếu bị nhiễm một lượng khuẩn lớn như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng.
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó Chi cục trưởng An toàn thực phẩm TP HCM cho biết, nước mía bị nhiễm khuẩn có thể do nhiều khâu: Từ lúc cạo vỏ, mía được để dưới nền ẩm thấp, vi khuẩn xâm nhập và len lỏi vào sâu trong thớ cây; Quá trình vận chuyển đến các hàng quán nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh, mía được bảo quản không đúng cách, nước ngâm không sạch khiến vi sinh dễ dàng xâm nhập; Một số hàng quán nhỏ lẻ sử dụng các dụng cụ chế biến và đá viên nhiễm khuẩn cho vào nước mía càng làm gia tăng lượng vi sinh.... Đó là lý do ly nước giải khát đến tay người tiêu dùng có hàng triệu vi khuẩn.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Y tế Công cộng TP HCM cho rằng, một loại thực phẩm được gọi là sạch phải hội đủ 3 yếu tố: Thứ nhất phải đảm bảo không lẫn tạp chất; Thứ hai không sử dụng hóa chất, kể cả chất bảo quản; Thứ ba là không nhiễm vi sinh; Nước mía bày bán ở hàng quán vỉa hè đều nhiễm vi sinh không thể gọi là "sạch" hay "siêu sạch" được, do đó mọi người không nên tin vào những lời quảng cáo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo