Phải xử lý những dự án nhà xã hội chậm tiến độ
“Việc để một loạt dự án chậm triển khai thì Nhà nước cũng phải xem xét lại những khâu nào liên quan đến trách nhiệm của mình, ví dụ như ngân sách, nhận đền bù giải phóng mặt bằng. Đó là những cái vướng mắc mà doanh nghiệp không thể làm được hoặc bản thân các cơ quan quản lý Nhà nước cũng bị vướng mắc hay là thiếu nguồn lực để làm”.
Đó là những vướng mắc mà doanh nghiệp không thể làm được hoặc bản thân các cơ quan quản lý Nhà nước cũng bị vướng mắc hay là thiếu nguồn lực để làm.
Xung quanh câu chuyện nêu trên, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội để hiểu rõ hơn về căn nguyên câu chuyện này.
Sau khi rà soát lại tiến độ các dự án nhà ở trên địa bàn thì Hà Nội nhận thấy đa số các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là chuyển đổi từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội hiện nay đều chậm tiến độ. Liệu có tình trạng chủ đầu tư cố tình chậm trễ không, thưa ông?
Tôi nghĩ, có lẽ là chẳng chủ đầu tư nào khi xin được dự án mà lại để dự án của mình chậm tiến độ. Chúng ta thấy việc chậm tiến độ là khách quan đưa đến, rồi nhiều nguyên nhân khác nữa, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan. Nhưng đã là chủ đầu tư, trừ khi chủ đầu tư có ý định lừa đảo từ ban đầu, còn lại 99,9% đều mong muốn dự án của mình được triển khai thuận lợi, được Nhà nước, các cơ quan ban ngành hỗ trợ, rồi cộng đồng khách hàng ủng hộ. Bản thân doanh nghiệp cũng muốn ổn định để phát triển bền vững.
Việc để một loạt dự án chậm triển khai thì Nhà nước cũng phải xem xét lại những khâu nào liên quan đến trách nhiệm của mình, ví dụ như ngân sách, nhận đền bù giải phóng mặt bằng. Đó là những cái vướng mắc mà doanh nghiệp không thể làm được hoặc bản thân các cơ quan quản lý Nhà nước cũng bị vướng mắc hay là thiếu nguồn lực để làm. Việc chậm trễ do nhiều nguyên nhân khách quan mà doanh nghiệp không thể làm được.
Đây là những cái mà phải chỉ được ra nguyên nhân. Nếu có nguyên nhân thì sẽ có người chịu xử lý trách nhiệm. Nhưng nguyên nhân gì cũng chung chung, vì thế việc người phải chịu trách nhiệm cũng là chung chung. Đã đến lúc nên đưa vấn đề này ra và phải chỉ rõ nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Nguyên nhân là do bản thân doanh nghiệp, do khách hàng, do sự cản trở của người dân khi giải phóng mặt bằng hay sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý, giám sát không thống nhất, không phối hợp dẫn đến doanh nghiệp là nạn nhân.
Tôi nghĩ, đây là giai đoạn mà chúng ta nên để thị trường bất động sản phát triển, các doanh nghiệp, dự án khơi thông, đúng tiến độ. Cam kết phải làm rõ được nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ đó thì mới có hướng để khắc phục, hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoặc tác động vào các cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể thì mới có thể cải thiện được tình trạng đó.
Nhiều chủ đầu tư nhà ở Xã hội chia sẻ, khó khăn của họ nằm ở khâu thủ tục hành chính như: điều chỉnh quy hoạch, giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, Hà Nội lại đặt nghi vấn nhiều về việc chủ đầu tư cố tình chây lì. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
Tôi thấy ý kiến hầu hết các doanh nghiệp đều có ý như vậy. Bởi vì thủ tục là các rào cản nhưng có 2 mặt.
Thứ nhất, các cơ quan quản lý tham gia để thẩm định dự án đều phải nghĩ cách làm sao đó để an toàn cho mình, khi dự án có trục trặc. Nhưng lại có một mặt thứ 2 là cái gì thận trọng quá cũng bao gồm nhiều vấn đề, nó cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ của công trình. Mặt khác, một số doanh nghiệp có những cái chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của các cơ quan thẩm định.
Cho nên, để chỉ rõ ra chậm ở khâu nào, bộ phận nào, do cơ quan nào là điều rất quan trọng. Còn chỉ nói chung chung thôi thì tôi nghĩ rằng cuối cùng câu chuyện vẫn cứ là chậm chung chung và doanh nghiệp vẫn là người phải chịu trách nhiệm. Bởi vì, doanh nghiệp là người bỏ tiền túi của mình ra, nếu làm không được họ có thể sẽ phải đối mặt với sự phản ứng của cộng đồng khách hàng. Thậm chí, đối mặt với cả hình sự nếu như vi phạm pháp luật.
Còn việc, như thế nào để làm đúng thì câu chuyện đấy rất cần sự phối hợp của các cơ quan quản lý tham gia thẩm định dự án. Bản thân các nhà đầu tư cũng cố gắng, nỗ lực và sự cảm thông của khách hàng đối với nhà đầu tư là rất cần thiết.
Phải chăng, các cơ quan chức năng một mặt rà soát các nguyên nhân làm chậm tiến độ nhưng cũng phải có trách nhiệm của mình trong đó?
Đương nhiên rồi!. Vì đấy chính là sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bất động sản tại khu vực thủ đô.
Có một nghịch lý về giá nhà ở xã hội hiện nay mà một số người mua nhà khi tìm hiểu về các dự án thắc mắc. Ví dụ như nhà ở Gia Lâm có mức giá 8 – 9 triệu đồng, còn ở thành phố hay dự án khác mức giá là 14 – 15 triệu đồng. Tại sao cùng hưởng chung một chính sách ưu đãi của Chính Phủ về thuế, đất, sử dụng đất rồi cùng được hỗ trợ vốn vay mà mức chênh lệch giá giữa các dự án nhà ở lại quá lớn như vậy?
Điều này hoàn toàn là bình thường thôi!. Cứ một hàng hoá nào đó mà được sản xuất giống nhau, có đặc thù riêng biệt thì đương nhiên mức giá sẽ khác nhau. Bởi vì, sự khác biệt về giá điều đầu tiên nó ở vị trí của bất động sản, môi trường của bất động sản, các sự tiện ích, các chương trình phúc lợi. Đó là những cơ sở đầu tiên để làm nên sự khác biệt về giá.
Cũng là nhà ở xã hội nhưng quỹ đất ở nội thành thì phải đắt hơn gấp 2 - 3 lần quỹ đất ở ngoại thành. Thậm chí quỹ đất giống nhau nhưng quay hai mặt, hai hướng khác nhau thì giá tiền đã khác hẳn nhau rồi.
Đương nhiên là cấu thành đầu vào các cơ quan ban ngành khi thẩm định có các công cụ để điều chỉnh sự đi quá đà mà luật pháp không cho phép. Ví dụ như về các đơn giá khi tính toán cấu thành các đầu vào.
Còn ngay cả bản thân quỹ đất, Nhà nước đều tăng giá năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm sau mà có câu chuyện giá nhà tiếp tục được hạ hoặc là không bao giờ có câu chuyện giá nhà cùng chịu theo một mặt bằng, được hưởng như gói 30 nghìn tỷ.
Các cơ chế của Nhà nước hoàn toàn giống nhau nhưng việc áp dụng với từng vị trí xây dựng đã là khác nhau hoàn toàn rồi. Ví dụ, khi xây dựng trong nội thành thì xe cộ không được hoạt động vào ban ngày mà chỉ được hoạt động vào ban đêm. Mà ban đêm thì giá lại phải tăng lên, các quy định cũng khắt khe hơn. Còn ở ngoại thành thoáng, quỹ đất lại rộng mênh mông, đương nhiên giá phải rẻ hơn rồi.
Cho nên, đây là cái chúng ta không quá kỳ vọng vào việc Nhà nước ban hành một giá như vậy mà các doanh nghiệp ở mỗi dự án lại có một mặt bằng giá như nhau.
Như Trâm
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo