Doanh nhân

Phía sau người phụ nữ ảnh hưởng nhất tới kinh tế toàn cầu

Bà Janet Yellen là nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế thế giới theo công bố mới đây của Bloomberg. Với khẩu hiệu “Bình tĩnh và đi tiếp” (Keep Calm and Carry On) - phương châm giúp vị nữ chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ trở thành người quyền lực nhất hành tinh. Tuy nhiên đây cũng là vị trí chịu nhiều áp lực và búa rìu dư luận quay quanh vấn đề hoạch định chính sách...

Mới đây, Bloomberg vừa công bố danh sách các nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế thế giới. Giữa những chính trị gia, các lãnh đạo ngân hàng và nhiều nhân vật nổi tiếng khác, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen là cái tên đứng đầu danh sách.

Năm nay 69 tuổi, bà Yellen đã giữ cương vị thống đốc ngân hàng trung ương của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong hơn 1 năm. Nhiệm vụ quan trọng nhất của bà hiện nay là quyết định đâu là thời điểm phù hợp nhất để tăng lãi suất đồng USD lần đầu tiên sau gần 1 thập kỷ. Thời gian qua, bất kỳ tín hiệu lãi suất nào từ Fed cũng có thể khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động. Tuy vậy, bà Yellen đã thể hiện bản lĩnh của một vị thống đốc luôn bình tĩnh và cẩn trọng. Alan Greenspan đã miêu tả công việc để lại cho người kế nhiệm, Janet Yellen là "không hề dễ dàng". Và chính những động thái về tiền tệ đưa bà Yellen lên vị trí quyền lực nhất thế giới.

Chủ tịch FED

Bà Janet Yellen - Chủ tịch FED đứng đầu danh sách những người ảnh hưởng nhất tới nền kinh tế thế giới

Bình tĩnh và đi tiếp

Trên kệ sách phía sau ghế sofa trong văn phòng, Janet để một bức ảnh của mình chụp cách đây 5 năm, bên cạnh tấm áp phích cổ động khi bà còn là chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco.

Khẩu hiệu “Bình tĩnh và đi tiếp” (Keep Calm and Carry On) là phương châm của Yellen. Còn có ai phù hợp hơn để ngồi vào vị trí này, để chịu mọi búa rìu của dư luận trong khi quốc hội đang chia rẽ sâu sắc về vấn đề hoạch định chính sách? Đối mặt với một đống những lời khuyên và tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang ấm dần trong khi kinh tế toàn cầu chững lại, Yellen bình tĩnh sàng lọc dữ liệu, cân nhắc rủi ro, đưa ra quyết định.

Sau 1,5 năm đầu tại Fed, đây là động thái đầu tiên của bà, nhằm giúp chính sách của Fed trở về trạng thái bình thường sau một thời gian chú trọng hỗ trợ kinh tế Mỹ và toàn cầu. Yellen đã hàn gắn lại những tác động của chương trình mua trái phiếu của Fed một năm trước đây, khéo léo đặt nền móng cho những chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn trong thời gian tới. Những bước đi này được cho là tinh tế và cẩn trọng.

Nhớ lại hồi tháng 9, khá nhiều người đã ủng hộ và thị trường gần như chắc chắn rằng lãi suất sẽ tăng lên trong cuộc họp giữa tháng. Tuy nhiên, mới đến tháng 8, kinh tế thế giới lại thay đổi. Thị trường chứng khoán Trung Quốc chao đảo, đồng nhân dân tệ mất giá đột ngột, nhiều người bắt đầu nghĩ về tương lai đen tối của kinh tế Trung Quốc. Và động thái của Yellen là gì? Hít một hơi thật sâu và bình tĩnh xem xem các thị trường đang gửi thông điệp gì đến nền kinh tế toàn cầu. Bà không hề lo lắng sẽ phải từ bỏ kế hoạch tăng lãi suất trong năm nay.

Theo bà Yellen, Fed không nên thay đổi quá nhiều vì biến động của thị trường các nước, nhưng nếu có những biến động tài chính lớn, chúng ta phải tìm xem đâu là nguyên nhân dẫn đến những biến đổi đó. Mỹ sẽ tăng tỷ lãi suất, có thể vào tháng 10 hoặc tháng 12 khi Fed họp.

Ethan Harris, đồng trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế tại ngân hàng Bank of America, cho rằng đây là quyết định dũng cảm. Đây là "chiến thuật trì hoãn" nhằm thu thập thêm dữ liệu về kinh tế.

Vinh dự và gánh nặng

Trở thành nữ chủ tịch đầu tiên trong lịch sử 101 năm của Fed, đối với Yellen, đó là một vinh dự. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, bà ngồi vào ghế chủ tịch vào một thời điểm mà vai trò của Fed có nhiều điểm khác so với trước. Trong cuộc khủng hoảng tài chính, Fed giải cứu những người cho vay, cứu nguy cho các quỹ tiền tệ bán lẻ, bơm hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống ngân hàng, giữ lãi suất ngắn hạn gần bằng 0. Các chính sách của Yellen giúp Fed bơm tiền vào nền kinh tế mà không làm cổ phiếu giảm mạnh, kiểm soát được lạm phát cũng như giảm phát và cũng không gây ra một cuộc suy thoái mới.

Các chính sách của Fed nhận được nhiều lời chỉ trích. Nhà kinh tế học Paul Krugman và nhà quản lý quỹ đầu tư Ray Dalio tin rằng các ngân hàng trung ương không nên tăng lãi suất. Trong khi đó, John Taylor - Đại học Stanford cho biết, đáng ra ngân hàng phải tăng lãi suất từ năm trước. Nếu Đảng Cộng hoà giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử năm tới, rất có thể John Taylor cũng là người có thể ngồi vào vị trí của Yellen. Tuy nhiên, bà chủ tịch Fed không bị ảnh hưởng bởi những lời chỉ trích. Theo ông Cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke, Yellen có nhiều kinh nghiệm ở Fed hơn bất kỳ chủ tịch nào trước đây.

Điều làm Yellen lo lắng hiện nay là nhiều người trong Quốc hội chỉ trích Fed bơm quá nhiều tiền vào nền kinh tế. Yellen khẳng định rõ ràng rằng chỉ khi độc lập trong hoạt động thì ngân hàng trung ương mới có thể đưa ra những chính sách tiền tệ tốt nhất.

Người ta dự đoán, Yellen sẽ quyết định tăng lãi suất sớm, cho dù nó có thể gây hiệu ứng không tốt đến nền kinh tế Mỹ. Trước đây, người ta nhớ đến bà với hình ảnh con chim bồ câu hiền lành, ủng hộ chính sách nới lỏng tiền tệ để tăng số lượng lao động, đố nghịch với hình ảnh hiện nay- là con diều hâu với ánh mắt sắc lạnh, kiểm soát lạm phát và tăng nhanh lãi suất.

Phần lớn các nghiên cứu học thuật của Yellen tập trung vào thị trường lao động. Bà còn cố gắng tìm đến, lắng nghe những người thuộc thế hệ cũ kể về cách họ vượt qua cuộc đại suy thoái thời cuối những năm 1920 đầu những năm 1930. Tuy nhiên, chính đồng nghiệp của bà cho rằng Fed còn có thể giúp người nghèo nhiều hơn thế. Yellen sẵn sàng thắt chặt tín dụng để kiểm chế lạm phát, ổn định giá cả.

Theo người tiền nhiệm của bà, ông Bernake, ai làm việc cho Fed đều biết rằng ổn định giá cả là trách nhiệm của trung ương, và bà Yellen cũng đi theo điều đó. Dưới thời của Bernanke (từ năm 2006 đến năm 2014), ngân hàng trung ương đóng vai trò quyết định. Khi thị trường tài chính đóng băng và kinh tế toàn cầu trên bờ vực sụp đổ, Fed kêu gọi thay đổi luật để giữ dòng chảy tín dụng. Khi Tổng thống Barack Obama và Quốc hội không có được tiếng nói chung, Fed quyết định bơm tiền để cứu nền kinh tế bằng chiến lược nới lỏng định lượng.

Những người bảo thủ lên án chiến lược này là sân sau, gây nên thâm hụt ngân sách của Obama. Trong khi đó, những người theo lối Tự do ủng hộ nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và tăng số việc làm nhưng cũng cho rằng người giàu đang ngày càng giàu lên do giá cả bị thổi phồng.

Thực ra mua trái phiếu sẽ không có tác động nhiều. Tốc độ phát triển kinh tế hiện nay đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2, luôn thấp hơn so với dự kiến mà Fed đưa ra. Lạm phát cũng ở mức thấp, ngược với cảnh báo. Năm 2010, khoảng 20 người là những nhà kinh tế và quản lý tiền tệ nổi tiếng cùng viết thư ngỏ gửi đến Bernanke cho rằng phải ngừng chính sách nới lỏng định lượng QE để kiểm soát giá tránh làm mất giá đồng tiền. Lạm phát trên thực tế luôn ở mức thấp hơn mục tiêu 2% của Fed trong suốt 39 tháng liên tiếp.

Tổng hợp theo Cafef/Tri thức trẻ/Bloomberg

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo