Bất động sản

Qatar mua lại Keangnam Hanoi Landmark?

Trong khi tờ Koreaherald của Hàn Quốc đưa tin, Cơ quan Quản lý Đầu tư Qatar (QIA) đã nhất trí mua tòa tháp Keangnam tại Hà Nội với giá 800 triệu USD và giành độc quyền đàm phán với các bên liên quan thì theo Korea JoongAng Daily - 1 trong 3 tờ báo lớn nhất của Hàn Quốc, đây chỉ là thông tin giả mạo.

Tờ Korea JoongAng Daily vừa đưa tin, thanh danh của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon có nguy cơ bị tổn hại khi cháu trai của ông dính líu vào cáo buộc thực hiện các giao dịch mờ ám trong vụ bán lại tòa nhà cao nhất Việt Nam do Keangnam Enterprises xây dựng và sở hữu - tập đoàn từng do doanh nhân Sung Wan-jong làm chủ tịch. Ông Sung Wan-jong đã treo cổ tự vẫn hồi tháng Tư sau khi đối mặt với cáo buộc giả mạo giấy tờ với chính phủ Hàn Quốc và hiện vụ bê bối này vẫn đang được điều tra.

 
 
Ông Bahn Joo-huyn - giám đốc điều hành một công ty bất động sản có trụ sở tại New York - bị nghi ngờ đã cấu kết với Keangnam và các chủ nợ trong quá trình thực hiện bán toà nhà Keangnam Hanoi Landmark - thời điểm ông phụ trách vụ bán tòa cáo ốc Keangnam Landmark 72, tòa nhà cao nhất Việt Nam. Ông bị cáo buộc làm giả một bức thư từ một một người mua tiềm năng, đó là Quỹ đầu tư quốc gia Qatar.
 
Theo đó, ông đã gửi lá thư giả mạo này tới Keangnam, trong đó cho biết phía QIA đã hoàn thành xong mọi thủ tục để hoàn tất thương vụ.  
 
Bức thư có đoạn viết: “Chúng tôi đang chờ phê duyệt của Giám đốc điều hành, Ban lãnh đạo QIA đã đồng ý phân bổ vốn cho giao dịch này. QIA dự kiến sẽ tiến hành hợp đồng trước cuối tháng nếu không có trở ngại gì”.
 
Keangnam Enterprises đã bàn giao tài liệu này cho các chủ nợ vào tháng Ba.
 
Tuy nhiên, QIA đã bác bỏ bức thư này. 
 
Theo một quan chức của QIA: “Nó (bức thư) hoàn toàn giả mạo. Họ thậm chí làm giả chữ ký của tôi và chúng tôi thậm chí không biết người bán là Keangnam”. 
 
Việc xây dựng cao ốc Keangnam 72 tầng đã được hoàn tất vào năm 2011. Tòa tháp này cao 330m, rộng 610.000 m2. Keangnam Enterprises đã đầu tư 1,2 tỷ USD để xây dựng toà nhà này. 
 
Trong năm 2013, Keangnam đã quyết định bán toà nhà để giải quyết các khó khăn tài chính. 
 
Korea JoongAng Daily cho biết, ông Ban Ki-sang, em trai Tổng Thư ký Liên hợp quốc, từng là cố vấn cấp cao của Keangnam trong vòng 7 năm, và ông đã đề nghị giao nhiệm vụ độc quyền bán tòa cao ốc này cho con trai ông khi tập đoàn quyết định bán Keangnam. Khi ông Ban Ki-sang báo cáo rằng, QIA đã quan tâm đến thương vụ mua lại này, Keangnam đã đưa cho con trai ông số tiền "lại quả" 600 triệu won với điều kiện ông Bahn phải trình được thư ngỏ của QIA về ý định mua lại Keangnam.
 
Những e-mail trao đổi giữa QIA và ông Bahn Joo-hyun sau khi JBTC công bố báo cáo hôm 13/5 cũng củng cố cho khẳng định của QIA về việc không có ý định mua Keangnam. 
 
"Chúng tôi rất bất ngờ vì rõ ràng thông tin này không có thật. Như đã trao đổi trong e-mail trước, chúng tôi từ chối thương vụ và không đàm phán gì thêm từ đó tới nay" một bức thư từ QIA cho hay.
 
Ông Ban từ chối trả lời những câu hỏi từ JBTC, với khẳng định thỏa thuận vẫn đang được đàm phán.
 
Với vụ việc này, uy tín của ông Ban Ki-moon có thể bị ảnh hưởng bởi vì cháu trai ông đã thường xuyên nhắc tới ông trong quá trình đàm phán với Keangnam Enterprises. Khi Keangnam phàn nàn về việc thương vụ bị trì hoãn, Bahn tuyên bố qua điện thoại và e-mail rằng Tổng thư ký Liên Hợp quốc đã nhắc tới Landmark 72 trong cuộc họp với QIA. Thậm chí, ông này thậm chí còn đưa ra ngày giờ và địa điểm của cuộc họp.
NM (Theo Korea JoongAng Daily)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo