Phân tích

T.S Ngô Trí Long: Ngành điện có nhiều "vấn đề"

(DNVN) - PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, ngành điện đang có nhiều vấn đề nên mỗi lần điều chỉnh giá điện thường không tạo sự đồng thuận của người tiêu dùng.

Thông tin trên được đưa ông Long đưa ra tại buổi Hội thảo “Dự thảo Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện” do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức hôm 22/9 tại Hà Nội.

Ngành điện chưa thật sự minh bạch

Tại buổi Hội thảo, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Phó chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, đại diện Công ty tư vấn cho EVN đã đưa ra ba phương án tính biểu giá điện mới. Cụ thể, phương án 1 vẫn giữ nguyên 6 bậc thang như hiện hành. Phương án 2 sẽ quy định một mức biểu giá điện sinh hoạt đồng giá 1.747 đồng/kWh và phương án 3 sẽ là rút gọn biểu giá điện sinh hoạt từ 6 bậc thang về 3 hoặc 4 bậc. 

ừ năm 2009 đến nay đã có 9 lần điều chỉnh giá điện nhưng mỗi lần điều chỉnh giá điện thường không tạo sự đồng thuận.
Từ năm 2009 đến nay đã có 9 lần điều chỉnh giá điện nhưng mỗi lần điều chỉnh giá điện thường không tạo sự đồng thuận.

Theo ông Thỏa, sở dĩ việc phải cải tiến cơ cấu biểu giá điện là do biểu giá sinh hoạt 6 bậc thang như hiện tại đã gây phức tạp trong công việc thanh toán tiền điện với khách hàng. Tiền điện thanh toán mỗi tháng phụ thuộc vào lượng điện sử dụng của khách hàng, lượng điện sử dụng càng cao áp ở mức giá cao ngược với logic tiêu dùng hàng hoá thông thường là càng mua nhiều càng rẻ, dễ làm cho khách hàng khó hiểu, khó kiểm tra, theo dõi dẫn đến khó thông cảm. Do có nhiều nấc thang nên việc ghi chỉ số nếu không chú ý cẩn trọng dễ gây sai sót khi tính toán số lượng tiền điện thanh toán, tạo dư luận trong xã hội. 

Mặt khác, khi có sự thay đổi về giá bán điện, tháng có thay đổi phải thực hiện quy định nội suy lượng điện tính theo giá cũ nên cũng có nhiều ý kiến chưa đồng thuận từ khách hàng sử dụng điện. Hơn nữa, biểu giá điện theo cấp điện áp vẫn có sự chưa thống nhất trong quản lý giữa quy định về cấp điện áp tính giá điện (4 cấp) và cấp điện áp danh định (3 cấp) trong lưới phân phối.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, từ năm 2009 đến nay đã có 9 lần điều chỉnh giá điện nhưng sau mỗi lần điều chỉnh giá ​như vậy đều không tạo được sự đồng thuận của xã hội.​ Như vậy, ngành điện đang có nhiều vấn đề, có thể là do chưa thật sự công khai, minh bạch.

Ông Long cho biết, giá điện sinh hoạt ở các nước đang có xu thế rẻ hơn công nghiệp thì ở nước ta lại ngược lại, điện sinh hoạt lại đắt hơn. Từ năm 2009 đến nay đã có 9 lần điều chỉnh giá điện nhưng mỗi lần điều chỉnh giá điện thường không tạo sự đồng thuận. Nguyên nhân là do người dùng không muốn tăng giá và bản thân ngành điện chưa thật sự công khai, minh bạch. "Lương tôi 20 triệu nhưng tôi nói là 10 triệu thì đó là công khai. Nhưng đó không phải minh bạch, minh bạch là phải nói đúng sự thật vấn đề", ông Long lấy ví dụ.

Cũng theo ông Long, điện là một ngành độc quyền và tác động mạnh tới sản xuất, sinh hoạt của người tiêu dùng. Trong bối cảnh hiện nay, thị trường điện của chúng ta là thị trường độc quyền. Vì thế, cần có sự kiểm soát giá để biết hiện so với giá thế giới dựa trên các yếu tố so sánh về cơ cấu cấu thành hoặc điều kiện thu nhập quốc dân, người lao động thì giá điện của Việt Nam đang như thế nào, mà công cụ kiểm soát tốt nhất đối với ngành độc quyền hiện nay đó là kiểm soát giá.

 

"Từ ngày 16/3 đến nay, Việt Nam bắt đầu thực hiện giá điện mới. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là tăng 7,5%. Tôi nghĩ tại sao mới điều chỉnh được 6 tháng mà đã gây bức xúc của xã hội. Vậy gốc gác vấn đề nằm chỗ nào và tìm ra để cải tiến phương án biểu giá điện mới nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Bởi thực chất người dân dùng nhiều điện thì nhà nước đã thu được thuế VAT nhiều hơn", ông Long nói.

Nói về 3 phương án tính biểu giá mới, ông Long cho biết, việc đưa ra phương án vẫn giữ nguyên 6 bậc thang như hiện hành là bảo thủ bởi đã không nhận được sự đồng thuận của người dân và Bộ trưởng Bộ Công thương cũng đã có ý kiến điều chỉnh biểu giá điện nhưng vẫn đưa ra phương án này.

Theo ông Long, không nên giới hạn bậc số điện vì hiện nay xã hội cũng được phân theo nhiều mức sống khác nhau. Ở phương án này không tạo được sự hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với biểu giá điện 6 bậc hiện nay, thì chỉ có hai bậc đầu giảm giá khoảng 5% so với giá bán điện bình quân. Mức giá này EVN không có lãi chứ không lỗ. Trong khi đó, giá điện ở các bậc sau, có bậc tăng khoảng 50% so với giá bình quân là rất vô lý. 

Với cơ chế này, ông Long nghi ngờ sẽ vi phạm mức giá bình quân điện sinh hoạt 1.747 đồng/kwh. Vị chuyên gia này đồng ý với quan điểm biểu giá lũy tiến theo bậc thang nhưng phải tính toán lại các mức giá, giãn khoảng cách giữa từng bậc thang. Hơn nữa, hệ số giá điện trung bình từng bậc cũng cần hạ xuống thấp hơn hiện nay.

Cũng theo ông Long, hiện nay không có giá điện thế giới, tức là thế giới không có một giá điện chung áp dụng cho nhiều nước. Mỗi quốc gia đều có giá điện riêng trong đó cách tính giá điện phụ thuộc vào cơ cấu sản lượng điện. Đồng thời, giá điện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu đầu vào, thu nhập và mức sống của người dân. Do đó, các quốc gia đều có các hình thức và cơ cấu giá điện khác nhau. Vì thế, so sánh giá điện với thế giới là khập khiễng.

 

Biểu giá điện giải quyết vấn đề gì?

Tại buổi Hội thảo, ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thẳng thắn nói rằng, ông không hiểu vì sao đưa ra được các con số biểu giá và các con số đó giải quyết vấn đề gì.

Ông Cung cũng thẳng thắn nói tại Hội thảo: "Tôi không biết vì sao EVN lại đứng ra tổ chức hội thảo này, việc này đáng ra là của Bộ Công Thương. Như vây dư luận sẽ hiểu nhầm, sẽ đổ hết lỗi lên hết đầu của anh. Bởi EVN có thể làm giá điện cho mình chứ không phải làm giá điện cho nhà nước. EVN không phải ngành điện. Vì thế, cần xem xét đúng chức năng, thẩm quyền".

Cũng theo ông Cung, giá điện cần phân rõ ra chi phí và chính sách. “ Trong 3 phương án biểu giá điện được đưa ra thì các chi phí sản xuất, truyền tải, phân phối điện, giá bán lẻ là bao nhiêu? Chỗ nào tốt, chỗ nào không tốt, chỗ nào có thể giảm được chi phí… Giá điện phải phản ánh được cơ cấu của các chi phí này trong chuỗi sản xuất", ông Cung cho hay.

Ông Cung cũng cho rằng, không nên phân biệt giá điện cho người giàu người nghèo. "Chính sách giá điện phân biệt giàu nghèo là không hợp lý. Việc trợ cấp cho người nghèo là việc của nhà nước, không phải việc của ông Tri (Phó tổng giám đốc EVN-PV). Việc trợ cấp, bù giá là chính sách của Nhà nước. Cách tiếp cận như thế mới cho ra một biểu giá điện minh bạch” ông Cung nói.

 

Góp ý tại Hội thảo, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội thì cho rằng, người tiêu dùng điện đòi hỏi EVN phải cải tiến hơn nữa công tác quản trị nội bộ của mình. Cụ thể, người dân muốn EVN nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các nhà máy điện của EVN, đồng thời thực hiện đúng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ.

VĂN HUY
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo