Góc nhìn

Tăng cường kỷ luật tài chính, góp phần tăng thu ngân sách

Theo chương trình làm việc của kì họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2013; dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014; Sơ kết năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; Phương án phát hành TPCP giai đoạn 2014-2016.

TS Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình

Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập trân trọng giới thiệu bài phát biểu thảo luận của đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm (đại biểu tỉnh Thái Bình) tại Hội trường kì họp.

Một số điểm về thực trạng ngân sách những năm qua và nguyên nhân làm gây thiếu hụt ngân sách năm 2013

 Năm 2011, 2012, 2013 ngân sách Nhà nước có tình trạng nợ đọng vì phải thanh toán ở rất cao, tỉ lệ thu thuế và lệ phí vào ngân sách giảm dần năm 2013, chỉ còn 17,2%. Phát hành trái phiếu ngày càng tăng. Năm 2013 cũng có hiện tượng bất thường khi GDP tăng 5,4% thì thu ngân sách hụt lớn.  Nợ thuế cao và có xu hướng tăng đột biến, hụt thu ngân sách nhưng tăng chi xây dựng cơ bản phát triển vẫn cao, không kiểm soát chặt. 

Ngoài ba nguyên nhân làm cho ngân sách hụt về thu, còn có một nguyên nhân trong quản lí điều hành thể hiện trên các lĩnh vực về khả năng thu, kiểm soát chi, thanh toán nợ đọng và phân bổ sử dụng trái phiếu.

Từ thực trạng nguyên nhân đó, để đảm bảo mục tiêu ổn định và phục hồi kinh tế cuối năm 2015 đã được đề ra, mức của Chính phủ đề nghị nâng bội chi ngân sách 2013 và 2014 lên 5,3% và phát hành thêm 170.000 tỉ trái phiếu Chính phủ cho ba năm 2014 – 1016 là hợp lí, tuy rằng rất cao. 4 năm sắp tới chúng ta phải huy động 400 nghìn tỉ. Nhưng chúng tôi cũng thấy rằng không có cách nào khác là phải chấp nhận và giải quyết. Biết rằng khi chấp nhận những con số này chúng ta sẽ rất khó trong việc thực hiện lộ trình giảm bội chi ngân sách cho những năm sau. Cũng thấy rằng sẽ tăng nợ công và đưa gánh nợ những năm sau để yên tâm bấm nút đề nghị Chính phủ làm rõ và làm tiếp mấy vấn đề như sau:

Thứ nhất, rà soát để tăng thu về địa chỉ có thể tăng thu. Qua báo cáo và qua thực tế thấy có thể tăng thêm ở một số lĩnh vực đất đai, dầu khí, chuyển giá trốn thuế, lậu thuế, những quỹ mà liên quan đến ngân sách và nằm ngoài ngân sách, có thể điều tiết ngay hoặc là điều tiết dần một số tập đoàn, tổng công ty phần vốn nhà nước không cần nắm giữ. Làm rõ số lượng, rõ lộ trình để giám sát, quản lí và cơ sở cho việc thưởng phạt.

Thứ hai, địa chỉ có thể giảm chi được là: mua sắm xây trụ sở, khởi công, khánh thành, kỉ niệm đoàn ra đặc biệt là biên chế bộ máy ngày càng phình ra lên tăng chi ngân sách lớn. Những vấn đề này có liên quan tới các cơ quan ra chính sách, chỉ đạo và giám sát. Chúng ta phải làm đồng bộ, làm từ trên xuống dưới, có địa chỉ trách nhiệm rõ ràng. Nếu không tình trạng vẫn như thế hoặc có thể tăng lên. 

Về phần trái phiếu Chính phủ

Chúng tôi đồng ý những nội dung mà trong báo cáo nêu lên và nhiều vị đại biểu quốc hội đã có phân tích và phát biểu đề nghị tập trung xử lí có kết quả như rút gọn các chương trình mục tiêu những chỗ chồng chéo, lãng phí và không hợp lí.

Thứ hai, chúng tôi đồng ý tiếp tục tập trung trái phiếu vào những địa chỉ như miền núi, nơi khó khăn và đang cấp thiết. Đề nghị phải có địa chỉ nữa là những nơi cần phải làm trái phiếu vào những chỗ có thể phát huy được ngay, có thể có hiệu quả ngay, có sức lan tỏa lớn, như vấn đề xây dựng nông thôn, y tế, nước sạch, liên kết vùng về giao thông huyết mạch. Đặc biệt là những vùng khó khăn, những vùng đang tích cực, hăng hái làm, có kết quả rồi nhưng còn thiếu vốn, chúng ta phải hỗ trợ ngay để làm cho trái phiếu có ít nhưng vào đúng đại chỉ, có thể phát huy nhanh.

Thứ ba, khi phát hành trái phiếu chúng tôi rất chú ý đến tổng nguồn vốn của đất nước. Vì có chừng đó vốn, khả năng huy động chừng đó, nếu chúng ta không điều chỉnh hài hòa sẽ khó cho cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhất là mặt bằng lãi suất cũng như vốn tín dụng và ngân sách. Vì toàn bộ trái phiếu này phần lớn là do các ngân hàng thương mại mua, 80-90% mà ngân hàng thương mại đang phải cần rất nhiều vốn cho sản xuất kinh doanh, cho phục hồi doanh nghiệp mà chúng ta không điều hòa khéo thì có khi các vốn đó nằm phần lớn tập trung vào cho ngân sách, hoặc giảm, hoặc thiếu hụt phần để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, cho gỡ khó cho doanh nghiệp và phải có sự phối hợp rất nhịp nhàng tháo gỡ một cách có hiệu quả, nhìn trước mắt phải nhìn lâu dài, nhìn một chỗ phải nhìn nhiều chỗ.

Thứ tư, chúng ta phải chuẩn chương trình lâu dài. Chương trình thanh toán nợ, giảm dần phát hành trái phiếu Chính phủ và giảm bội chi ngân sách 2014 – 2016, đặc biệt là nợ xây dựng cơ bản là làm có kết quả.

Thứ năm, làm ngay và làm sớm, sửa Luật Ngân sách, sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, rất chú ý đến kỉ luật thu, kỉ luật chi, công khai vi phạm góp phần tạo nền ngân sách có chất lượng, thực hiện nghiêm túc.

 

 

DNHN
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo