Doanh nghiệp

Tăng tính chủ động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các nhà điều hành tương lai sẽ không chỉ cạnh tranh về giá mà còn về khả năng phản hồi và tính nhanh chóng của dịch vụ

PS (NYSE: UPS) - thương hiệu về logistics có trụ sở đặt tại Atlanta - Mỹ vừa giới thiệu chuỗi hội thảo nâng cao nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (SMEs)  khu vực Đông Nam Á tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Phát triển năng lực cạnh tranh

 

Chương trình “UPS Supply Chain Readiness” là một phần của chương trình nâng cao năng lực tổng quát, được tổ chức với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), hỗ trợ quá trình quốc tế hóa của các DN nhỏ. “Thế giới ngày càng mở cửa cho hoạt động kinh doanh và mang lại những cơ hội vô tận cho SMEs tại khu vực ASEAN” - ông Jim O’Gara, Chủ tịch khu vực Nam Á thuộc UPS châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ. Ông cũng cho rằng các nhà điều hành tương lai sẽ không phải chỉ cạnh tranh về giá mà còn về khả năng phản hồi và tính nhanh chóng của dịch vụ. Là một công ty hỗ trợ thương mại toàn cầu, UPS sẽ góp phần giúp SMEs tạo nên chuỗi cung ứng có khả năng cạnh tranh hiệu quả hơn trong khu vực và trên toàn cầu.

 

Chuỗi hội thảo sẽ được tổ chức trong năm nay, nhóm đối tượng SMEs sẽ được lựa chọn theo thứ tự quan tâm của khu vực ASEAN, gồm các DN công nghệ cao và sản xuất. Nhằm cung cấp thông tin về những tiêu chuẩn của các nhà cung cấp có năng lực cạnh tranh, chương trình sẽ tập trung thảo luận từ chất lượng sản phẩm và dịch vụ đến bộ quy tắc ứng xử và quản trị DN, tầm quan trọng của các mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các công ty đa quốc gia và các nhà cung cấp, cũng như vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ SMEs tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.  

 

Ông Jeff McLean, Giám đốc điều hành UPS Việt Nam, trong buổi hội thảo đầu tháng 4

 

Cần mạnh mẽ trong giao dịch

 

Ông Jeff McLean, Giám đốc Điều hành Công ty UPS Việt Nam, cho biết: “Số lượng các DN vừa và nhỏ chiếm đến hơn 96% tổng các DN trên toàn khu vực ASEAN và đóng góp to lớn vào GDP toàn cầu. Đây là một nền tảng kinh tế quan trọng cho khu vực và khi được hỗ trợ những công cụ và tài nguyên cần thiết, SMEs sẽ trở thành những đối tác mạnh mẽ trong hoạt động giao dịch toàn cầu”. Hội thảo đầu tiên đã được tổ chức vào đầu tháng 4-2015 tại TP HCM, với sự hợp tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (MPI) và Hiệp hội Giày dép da Việt Nam. Nội dung tập trung vào việc sản xuất bền vững trong ngành công nghiệp dệt may và giày dép.

 

Các hoạt động sản xuất và những thỏa thuận giao dịch song phương đã có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế trong thị trường ASEAN, trong đó khu vực tăng trưởng nhanh chóng nhất là khối hành lang giao dịch nội châu Á. Mạng lưới nội bộ châu Á mạnh mẽ của UPS, trải dài rộng khắp với hơn 200 chuyến bay hằng tuần qua các thủ đô ở châu Á, đang giúp các DN ASEAN điều hành chuỗi cung ứng và đáp ứng những thông lệ phức tạp khi giao dịch với các đối tác quan trọng trong khu vực.

 

 SMEs cần hỗ trợ pháp lý

 

Với mục tiêu phát triển SMEs giai đoạn 2011-2015 là thành lập mới 350.000 DN. Đến hết năm 2015, cả nước sẽ có khoảng 700.000 DN hoạt động, tạo thêm

3,5-4 triệu việc làm. Hiệp hội SMEs Việt Nam đã đề xuất triển khai một số hoạt động hỗ trợ pháp lý cho SMEs như: Hoàn thiện khung pháp lý cho DN hoạt động; tăng cường năng lực tiếp cận thông tin chính sách pháp luật cho SMEs; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DN, tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức nhằm tuyên truyền, khuyến cáo DN thực thi pháp luật; xây dựng mạng lưới tư vấn hỗ trợ pháp lý cho DN tại các vùng, địa phương có điều kiện kinh tế -  xã hội khó khăn.

Theo Người LĐ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo