Doanh nhân

Thụy Sĩ: Chính phủ lên kế hoạch biếu mỗi người dân 2.500 USD/tháng

Chính phủ Thụy Sĩ đang thảo luận và khảo sát ý kiến của người dân về việc thực thi kế hoạch thu nhập cơ bản vô điều kiện. Theo đó, chính phủ sẽ xem xét có nên trả cho mỗi người dân nước này 2.500 USD/tháng hay không?

Một số nguồn tin cho biết, vào ngày 5/6 tới đây, người dân Thụy Sĩ sẽ bỏ phiếu xem họ có thông qua kế hoạch thu nhập cơ bản vô điều kiện thay thế cho hệ thống phúc lợi xã hội cũ hay không.

Theo đó, mỗi công dân trưởng thành tại Thụy Sĩ sẽ được nhận 2.500 Franc (2.500 USD)/tháng và mỗi trẻ em sẽ được nhận 1/4 số đó nhằm đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu.

Kế hoạch này nghe có vẻ hay, nhưng nhiều chuyên gia nhận định việc cho tiền người dân tại Thụy Sĩ sẽ không cải thiện được tỷ lệ nghèo đói là bao khi mức sống tại đây thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới.

Khảo sát ý kiến của người dân về tiền trợ cấp thu nhập.

Kết quả cuộc khảo sát lấy ý kiến của người dân.

Ý tưởng trên cũng đã được một số nước tham khảo như Canada, Hà Lan và Phần Lan, nhưng nhiều khả năng Thụy Sĩ sẽ không thông qua kế hoạch trên khi các cuộc khảo sát cho thấy người dân không đồng tình việc tốn tiền thuế chẳng để làm gì.

Tại Thụy Sĩ, những người có mức thu nhập hàng năm dưới 30.000 Franc được cho là sống trong cảnh nghèo khổ và hiện 1/8 dân số nước này đang ở trong tình trạng đó. Tỷ lệ người dân sống trong cảnh nghèo khổ tại Thụy Sĩ đã cao hơn Pháp, Đan Mạch và Na Uy. Riêng với những người trên 65 tuổi, tỷ lệ nghèo khổ là 1/5.

Trợ cấp thu nhập cơ bản vô điều kiện

Tỷ lệ sống ở mức nghèo khổ tại một số quốc gia.

Những cảnh nghèo đói là không thể thấy rõ tại Thụy Sĩ, nhưng có một bộ phận người dân nước này không đủ tiền để trang trải chi phí cơ bản.

Các nhà chính trị gia đối lập hiện đang phản đối kế hoạch này. Họ cho rằng chi thêm tiền cho người dân đồng nghĩa phải tăng thuế, hơn nữa thu nhập cố định sẽ khiến người lao động trở nên lười nhác.

Hiện đồng Franc của Thụy Sĩ đang khá mạnh, qua đó khiến các doanh nghiệp tại đây chịu ảnh hưởng do mất lợi thế cạnh tranh về giá. Nhiều công ty đã cảnh báo rằng họ sẽ chuyển nhà máy sang nước khác để tiết kiệm chi phí, qua đó gia tăng rủi ro thừa lao động và thất nghiệp tại đây.

Tổng hợp theo Trí thức trẻ/Bloomberg

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo