Góc nhìn

Tín dụng ngoại tệ tăng 10% không đáng lo

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tín dụng ngoại tệ tăng 10% trong 6 tháng đầu năm không có gì đáng lo, thậm chí còn đáng mừng.

TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính tiền tệ quốc gia

“Trong bối cảnh tín dụng tiền đồng không tăng được thì tín dụng ngoại tệ tăng là dấu hiệu đáng mừng bởi hiện nay kinh tế hiện vẫn phục hồi rất chật vật”, TS. Lê Xuân Nghĩa nói.

Cũng theo phân tích của chuyên gia này, thanh khoản ngoại tệ không đáng lo, vì hiện nay, các ngân hàng đang duy trì trạng thái ngoại tệ âm.
 
“Trạng thái ngoại tệ âm nghĩa các ngân hàng thương mại đã chủ động duy trì trạng thái ngoại tệ thấp hơn mức cho phép của NHNN. Điều này có nghĩa các ngân hàng không lo ngại về việc thiếu ngoại tệ trong tương lai, không cần cất trữ, để dành, thể hiện ngoại tệ không còn hấp dẫn. Việc huy động ngoại tệ giảm trong khi tín dụng ngoại tệ tăng không đáng lo vì nếu thiếu họ có thể mua trên thị trường”, TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích.
 
Trước đó, có nhiều ý kiến cho rằng, tín dụng ngoại tệ tăng mạnh trở lại sau hai năm liền tăng trưởng âm là dấu hiệu bất thường, đi ngược định hướng của cơ quan quản lý, đe dọa thanh khoản ngoại tệ của hệ thống. Đặc biệt, nếu tình trạng này còn tiếp diễn, nguy cơ đô la hóa nền kinh tế sẽ tăng trở lại.
 
Đồng tình với phân tích của TS. Lê Xuân Nghĩa,TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, tín dụng ngoại tệ dù tăng 10% nhưng cũng chỉ mới chiếm 12 - 13% tổng dư nợ toàn hệ thống nên không đáng ngại.
 
Dù vậy, một số chuyên gia kinh tế khác cũng cảnh báo, NHNN không nên coi thường diễn biến "nóng" hiện nay của tín dụng ngoại tệ. Đồng thời, nhanh chóng có giải pháp thúc tín dụng tiền đồng.
Theo Báo Đầu Tư
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo