Trung Quốc có thể cắt giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2014
Đây là nhận định của ông Fan Jianping – chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Thông tin Nhà nước (trực thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc).
Thông tin này được công bố tại Thượng Hải vào ngày 7/9. Mức cắt giảm này được cho là phù hợp với mục tiêu tăng trưởng bình quân 7%/năm, được thiết lập trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015 của Trung Quốc.
Mục tiêu tăng trưởng quá khả năng thực tế?
Trước đó, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng triển kinh tế 7,5% trong năm 2013. Đây được coi là tốc độ phát triển chậm nhất trong vòng 23 năm qua tại quốc gia này, mà một trong những nguyên nhân là do sự ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường tín dụng và bất động sản. Chủ tịch nước Trung Quốc – ông Tập Cận Bình cho biết, đây chính là "những vấn đề cơ bản" cản trở sự phát triển kinh tế lâu dài.
Theo ông Fan: Trung Quốc nên bám sát các mục tiêu tăng trưởng hàng năm được thiết lập trong kế hoạch 5 năm, vì việc thay đổi các mục tiêu hàng năm là không cần thiết.
Trong vài năm tới, tốc độ tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc được dự báo giao động từ 7 tới 8%. Chính phủ nên tận dụng cơ hội này để tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.
Năm 2011, Chính phủ Trung Quốc công bố mục tiêu tăng trưởng trong năm 2011 là 8%, trong năm 2012 và 2013 là 7,5%. Trong khi đó, mục tiêu của cả giai đoạn là 7%/năm.
Ở giai đoạn 2006-2010, kế hoạch 5 năm đặt ra mục tiêu tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn là 7,5%. Tuy nhiên, mục tiêu được công bố với Đại hội Đại biểu Nhân dân thường niên lại là 8%.
Qua những con số này, có thể thấy, các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thường bị vượt quá thực tế.
Ông Chang Jian - chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn tài chính Barclays ở Hồng Kông, dự đoán: “Chính phủ Trung Quốc sẽ giảm mục tiêu tăng trưởng năm 2014 xuống 7%”.
Phục hồi không bền vững
Chỉ số GDP đã tăng 7,5% trong quý II năm 2012. Chỉ số quản trị thu mua hàng tháng, số liệu sản lượng công nghiệp và xuất khẩu cũng đã khởi sắc từ tháng 7. Những kết quả này đã củng cố niềm tin về các chính sách ổn định kinh tế của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Bên cạnh đó, xuất khẩu tháng 8 cũng tăng so với dự tính, theo dữ liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc. Số lượng hàng gửi tăng 7,2% so với năm 2012, vượt mức ước tính trung bình 5,5%.
Tuy vậy, ông Zhang Zhiwei, một chuyên gia kinh tế cho biết: "Rất khó để nhận thấy tín hiệu lạc quan" về sự phục hồi tăng trưởng của Trung Quốc.
"Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi khá nhiều nhờ đầu tư, đặc biệt đầu tư vào bất động sản và cơ sở hạ tầng, nhưng khó có thể nhận định đà phát triển sẽ tiếp tục như thế nào", ông Zhang nói.
Trong khi đó, ông Wang Tao – chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng UBS AG ở Hồng Kông cho biết: “Nền kinh tế của Trung Quốc đang trên đà phục hồi, lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ gia công ít đi, thay vào đó là sự luân chuyển trong nội địa gia tăng. Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp tăng và chỉ số giá sản xuất giảm cho thấy đây là sự phục hồi không ổn định.”
End of content
Không có tin nào tiếp theo