Tư vấn pháp luật

Bằng lái xe Việt Nam có dùng được ở nước ngoài không? Điều nhiều người không biết

Bằng lái xe (còn gọi là giấy phép lái xe) là một trong những vật bất ly thân của tài xế khi đi đường. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại bằng lái xe mà mình đang sở hữu.

Toyota tạm ngừng sản xuất Grand Highlander và Lexus TX / Chiêm ngưỡng Toyota Fortuner 'khoác' bộ bodykit mang phong cách xe đua cực 'chiến'

Bằng lái xe là gì?

Bằng lái xe hay còn gọi là giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể. Loại giấy này cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Quy định về bằng lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được bằng lái xe, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp bằng lái xe, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.

Bằng lái xe thông thường được cấp căn cứ vào độ tuổi nhất định. Khi một người vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông có thể yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe để kiểm tra. Một số quy định pháp luật ở các nước có hình thức xử phạt tịch thu hoặc tước bằng lái xe có thời hạn hay không có thời hạn (tạm giữ bằng lái).

bang-lai-xe-viet-nam-dung-duoc-o-nuoc-ngoai-khong (1).jpg 0

Bằng lái xe Việt Nam không dùng được ở nước ngoài, chỉ dùng được tại Việt Nam.

Bằng lái xe của Việt Nam có dùng được ở nước ngoài không?

Theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 29 ban hành năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thì giấy phép lái xe quốc gia là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của các nước cấp, có giá trị trên lãnh thổ nước đó. Như vậy, bằng lái xe Việt Nam không dùng được ở nước ngoài, chỉ dùng được tại Việt Nam.

Ngoài ra, Thông tư 29 cũng có quy định: Giấy phép lái xe quốc tế (bằng lái xe quốc tế) là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất. Giấy phép lái xe quốc tế (bằng lái xe quốc tế) có tên tiếng Anh là International Driving Permit, gọi tắt là IDP. Muốn lái xe ở Mỹ thì cần phải làm thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế.

Bằng lái xe quốc tế có bao nhiêu loại?

Bằng lái xe quốc tế có 2 loại là bằng IDP và bằng IAA.

 

+ Bằng lái xe Quốc tế IDP

Loại bằng lái thứ nhất là IDP. Năm 1968, Việt Nam tham gia vào Công ước Viên (Vienna) – Công ước về giao thông đường bộ gồm có 86 quốc gia tham gia ký kết. Bằng lái xe quốc tế do Việt Nam cấp có tên là IDP (International Driving Permit) là loại bằng lái thuộc Công ước này.

Tại Việt Nam, IDP được cấp cho những tất cả những ai là công dân Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam và đã có GPLX quốc gia còn hạn sử dụng… nhằm sử dụng để điều khiển các phương tiện giao thông tại 86 nước đã ký Công ước.

bang-lai-xe-viet-nam-dung-duoc-o-nuoc-ngoai-khong (1).jpg 0

+ Bằng lái xe Quốc tế IAA

 

Loại bằng lái thứ hai là bằng lái IAA. IAA là loại bằng lái quốc tế đươc sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi phạm vi sử dụng của nó lên đến 192 quốc gia. Bằng lái IAA do Hiệp hội ô tô Quốc tế (International Automobile Asociation) cấp.

Chỉ mới có mặt tại Việt Nam từ đầu tháng 8/2017, IAA đã nhanh chóng thể hiện và chinh phục khách hàng bằng những tiện ích của nó. Ưu điểm của bằng IAA là người lái có thể kiểm tra được bằng thật – giả bằng hệ thống idl-iaa.com. Đây là chức năng đặc biệt được áp dụng riêng cho bằng IAA.

Hạng xe được phép điều khiển đối với bằng lái IDP và IAA tương ứng với hạng xe được quy định trong bằng lái của nước sở tại. Điều này đồng nghĩa với việc khi sử dụng bằng lái xe quốc tế, người lái phải mang kèm bằng lái gốc nội địa thì mới hợp lệ.

Thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế

- Hồ sơ đề nghị cấp bằng lái xe quốc tế: Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP quốc tế theo mẫu quy định trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

 

- Bước 1: Nộp hồ sơ:

+ Cá nhân nộp đơn trực tiếp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) để thực hiện kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của việc cấp IDP và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định;

+ Cá nhân khi nộp đơn qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai, phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán lệ phí của hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân.

Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản, hay qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung, sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn;

bang-lai-xe-viet-nam-dung-duoc-o-nuoc-ngoai-khong (1).jpg 0

- Bước 2: Giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định, Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do.

 

Một số trường hợp không được cấp bằng lái xe quốc tế cụ thể như sau: Giấy phép lái xe quốc gia bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; Giấy phép lái xe quốc gia không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

Trường hợp phát hiện cá nhân có hành vi gian dối để được cấp IDP, tẩy xóa hoặc làm sai lệch thông tin trên IDP được cấp, ngoài việc bị cơ quan cấp IDP ra quyết định thu hồi IDP, cá nhân đó còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp IDP trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bị phát hiện hành vi vi phạm.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm