Tư vấn pháp luật

Mua xe công bán đấu giá, tính phí đường bộ thế nào?

Ông Trần Đình Hà (Đà Nẵng) mua xe ô tô đấu giá tài sản công của Nhà nước. Xe biển xanh, đã ngừng lưu hành, hết đăng kiểm từ tháng 5/2018, có hoá đơn và hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, có công văn xác nhận của Sở Tài chính là xe không lưu hành từ năm 2018 đến nay. Ông Hà hỏi, trường hợp này có bị truy thu phí đường bộ không.

Khách hàng có thể thỏa thuận lãi suất khi vay vốn / Người thu nhập bạc tỷ từ kinh doanh online "hết chiêu" trốn thuế

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

Khoản 2 Điều 1 Thông tư 293/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định

“2. Xe ô tô quy định tại Khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:

a) Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.

 

b) Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

c) Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

d) Xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.

đ) Xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ, chỉ sử dụng trong phạm vi đất thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã như: Nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm nghiệp và xe ô tô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo dạy nghề lái xe.

e) Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.

 

g) Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên”.

Tại Điểm a6 Tiết a Khoản 1 Điều 6 Thông tư 293/2016/TT-BTC quy định:

“Đối với các xe bị tịch thu sau đó được bán phát mại, thanh lý bởi các Ngân hàng hoặc Tổ chức bán đấu giá tài sản thì thời điểm tính phí sử dụng đường bộ được tính kể từ thời điểm xe đi đăng kiểm để lưu hành. Trường hợp xe bán thanh lý, phát mại đã nộp phí qua thời điểm đi đăng kiểm lại để lưu hành thì chủ phương tiện nộp phí tính từ thời điểm nối tiếp theo kỳ hạn đã nộp phí của chu kỳ trước”.

Trong trường hợp này, mặc dù ông Trần Đình Hà mua xe ô tô thông qua Tổ chức bán đấu giá tài sản Nhà nước và có quyết định thu hồi nhưng chưa hoàn toàn đúng với tình huống đã quy định tại Điểm a6 Tiết a Khoản 1 Điều 6 Thông tư 293/2016/TT-BTC nêu trên (không phải là quyết định tịch thu của cấp có thẩm quyền).

Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế là xe ô tô của ông Hà mua thanh lý là xe của cơ quan quản lý Nhà nước (xe biển xanh), xe đã không đi đăng kiểm và lưu hành từ năm 2018 đến nay, có quyết định thu hồi của cấp có thẩm quyền. Do vậy, Cục Đăng kiểm Việt Nam thấy rằng có thể vận dụng tương tự như trường hợp xe bị tịch thu sau đó được bán phát mại, thanh lý bởi các Ngân hàng hoặc Tổ chức bán đấu giá tài sản, chủ phương tiện sẽ chịu phí sử dụng đường bộ tính từ thời điểm xe đi đăng kiểm để lưu hành.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm