Người dân đi xe máy vi phạm lỗi này sẽ bị phạt tới 10 triệu, mọi người vẫn hay chủ quan
Luật mới quy định 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ, người dân cần nắm rõ / Theo quy định mới, giao ô tô cho người không có giấy phép lái xe, chủ xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Đáng chú ý, khoản 9 Điều 7 của nghị định này liệt kê 10 hành vi vi phạm mà người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự có thể bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Các lỗi này không chỉ gây nguy hiểm cho người vi phạm mà còn ảnh hưởng đến an toàn của những người tham gia giao thông khác.
Mức phạt người điều khiển xe máy phạm những lỗi này (Ảnh minh hoạ)
10 lỗi vi phạm giao thông có nguy cơ mất đến 10 triệu đồng
-Lạng lách, đánh võng, quẹt chân chống: Hành vi này thể hiện sự coi thường luật lệ giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao. Việc lạng lách, đánh võng hay sử dụng chân chống quẹt xuống đường khi xe đang chạy đều bị xem là vi phạm nghiêm trọng.
- Chạy quá tốc độ theo nhóm: Tình trạng tụ tập chạy xe thành nhóm, đua xe, nẹt pô thường xuyên diễn ra tại các khu vực đô thị. Nghị định mới quy định rõ, việc điều khiển xe từ 2 xe trở lên mà chạy quá tốc độ cũng sẽ bị xử phạt nặng, thể hiện sự thiếu ý thức và coi thường luật pháp.
- Gây tai nạn bỏ chạy: Gây tai nạn rồi bỏ mặc người bị nạn là hành vi vô trách nhiệm, trái với đạo đức xã hội. Theo nghị định, người gây tai nạn không dừng lại để giải quyết, không giữ nguyên hiện trường, không cứu giúp người bị nạn hoặc không trình báo với cơ quan chức năng sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.
(Ảnh minh hoạ)
- Vi phạm nồng độ cồn: Việc điều khiển xe khi nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá mức quy định (trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc 0,4 miligam/1 lít khí thở) là hành vi hết sức nguy hiểm và bị cấm tuyệt đối.
- Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn: Lỗi này thường gặp khi các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra nồng độ cồn. Việc không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt tương đương với hành vi vi phạm nồng độ cồn.
- Sử dụng chất ma túy: Hành vi điều khiển xe khi trong cơ thể có chất ma túy hoặc các chất kích thích bị cấm là vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tai nạn và sẽ bị xử lý nghiêm.
- Không chấp hành kiểm tra chất ma túy: Tương tự như việc không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn, việc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy cũng sẽ bị xử lý tương tự.
- Ôm người trước điều khiển xe: Nhiều người có thói quen cho người ngồi sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, đây cũng là một lỗi vi phạm thường thấy và bị xử phạt nặng. (Trừ trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước).
(Ảnh minh hoạ)
- Gây cản trở giao thông theo đoàn: Việc tụ tập thành đoàn để diễu hành, gây cản trở giao thông mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ bị xử phạt để đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
- Sử dụng còi, rú ga liên tục: Việc sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu dân cư, khu vực bệnh viện là hành vi gây mất trật tự và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng sẽ bị xử phạt.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP cũng quy định rõ thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ là 1 năm. Các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt trong vòng 1 năm kể từ ngày vi phạm. Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng các thiết bị nghiệp vụ cũng có giá trị trong thời gian này. Nếu quá thời hạn mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt, các kết quả thu thập được sẽ không còn giá trị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo