Tư vấn pháp luật

Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử lý hình sự

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hành vi mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên trong thực tế đã xuất hiện một số đường dây chuyên tổ chức mang thai hộ để kiếm tiền.

Thủ tục cấp lại Giấy khai sinh khi thay đổi địa danh hành chính / Học xong trung cấp nghề có được nhận bằng tốt nghiệp THPT?

Phòng cảnh sát hình sự Công an thành phốHà Nội vừara quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Ngọc Thảo (40 tuổi, quê TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Anh Thư (29 tuổi, quê ở thành phốVĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) và Nguyễn Danh Hòa (59 tuổi, trú phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) để làm rõ hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Bác sĩ Nguyễn Danh Hòa. Ảnh: An ninh thủ đô
Bác sĩ Nguyễn Danh Hòa. Ảnh: An ninh thủ đô.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Vũ Thị Mai Phương - Giám đốc Công ty Luật TNHH Sunlight cho biết, căn cứ pháp lý của việc mang thai hộ được quy định tại Khoản 22, Khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Theo đó, Khoản 22 được quy định, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại, mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con, ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại các Điều từ Điều 95 đến Điều 99 của Luật Hôn nhân gia đình 2014 và hướng dẫn cụ thể tại các Điều từ 13 đến 19 của Nghị định 02 về văn bản hợp nhất của Bộ Y tế ngày 30/1/2019. Theo quy định này, người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải có mối quan hệ họ hàng với chồng hoặc vợ của người nhờ mang thai hộ và hai bên phải hoàn toàn tự nguyện. Khoản 23 quy định, mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. Ở đây, không loại trừ người mà nhờ mang thai đã có con chung rồi nhưng vì ngại sinh mà vẫn muốn có thêm con thì nhờ mang thai hộ và ngoài ra còn có những lý do khác nữa.

Cùng với đó, theo luật sư Vũ Phương Mai, pháp luật nói chung và luật pháp của Việt Nam nói riêng nghiêm cấm mọi hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại. Chính vì vậy, Bộ luật hình sự 2015 đã quy định về chế tài đối với việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo đó, mức phạt cao nhất có thể lên đến 5 năm tù giam. Điều 187 của Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau.

Khoản 1, người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Khoản 2, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Đối với hai người trở lên nghĩa là phạm tội đối với nhiều người; Phạm tội 2 lần trở lên nghĩa là phạm tội nhiều lần; Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; Tái phạm nguy hiểm.

Khoản 3, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

 

Luật sư Mai phân tích, khoản 3 chính là hình phạt bổ sung với người mang thai hộ vì mục đích thương mại thì có thể bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Nghị định 82 năm 2020 ngày 15/7/2020 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp hợp tác xã.

Hình minh họa
Hình minh họa.

Trả lời câu hỏi, pháp luật hiện nay chỉ quy định xử lý hình sự đối với người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, còn với người trực tiếp mang thai hộ chỉ xử lý hành chính, Luật sư Vũ Thị Mai Phương cho rằng, pháp luật không quy định về chế tài hình sự đối với người trực tiếp mang thai hộ vì lý do nhân đạo. Thứ nhất, họ là phụ nữ, khi mang thai còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo như người Việt Nam nói phụ nữ là người “mang nặng đẻ đau”, thì cũng hao tổn nhiều đến sức khỏe của họ. Và thứ hai, trong trường hợp người nhờ mang thai hộ mà không nhận con thì người mang thai đó khi sinh đứa trẻ ra thì cũng phải chịu trách nhiệm về đứa trẻ giống như làm mẹ và có thể là phải nuôi đứa trẻ đó.

Đối với các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ với đích thương mại, luật sư Mai cho rằng, những người này cũng phải chịu chế tài xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Nghị định 82 năm 2020 NĐCP ngày 15/7/2020, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án, phá sản doanh nghiệp và mức phạt là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Đối với những cặp vợ chồng đi tìm những nguồn để cung cấp đẻ thuê hay mang thai hộ vì mục đích thương mại, sẽ để lại những hệ quả rất nghiêm trọng cho chính những người trong cuộc và cho xã hội. Ví dụ như tranh chấp về quyền làm cha mẹ, tranh chấp về vấn đề nhận con. Ngoài ra, còn những vấn đề về tranh chấp về tài sản thừa kế sau này nếu có hoặc là vấn đề huyết thống, xác định huyết thống. Ngoài ra, trong trường hợp người nhờ mang thai hộ sau đó lại vì lý do nào đó không nhận con, thì người nhận mang thai hộ phải nuôi đứa trẻ, trong khi có thể người mang thai hộ họ không có đủ điều kiện kinh tế để nuôi đứa trẻ hoặc là nó có những vấn đề về khuyết tật. Và đã xảy ra những việc mà cả hai phía mà sau này không nhận đứa trẻ thì hệ quả là rất lớn cho xã hội, như chính đứa trẻ bị tổn thương, không nhận được sự yêu thương của bố mẹ, của người mà đã sinh ra rất thiếu thốn tình cảm hoặc cả về vật chất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm